Liệu có phải Mã Siêu biết Quan Vũ đang gặp nạn mà cố tình làm ngơ?
Một số người nói rằng, ở thời kỳ Tam Quốc, khi Quan Vũ thất bại chạy về Mạch Thành từng đi ngang qua đất phong của Mã Siêu, nhưng Mã Siêu lại thấy chết không cứu, để Quan Vũ bỏ mạng uống phí trong tay người nước Ngô.
Những người có suy nghĩ này chắc chắn là đang hiểu nhầm hoặc đổ oan cho Mã Siêu. Cho dù Mã Siêu đã được phong làm chủ Lâm Thư, nhưng khi Quan Vũ gặp nạn, Mã Siêu lại không hề ở đất Lâm Thư, hơn nữa, cho dù ông có thật sự đang ở Lâm Thư, cũng khó có thể cứu được Quan Vũ?
Việc Quan Vũ bị bắt không thể trách người khác, chỉ có thể trách bản thân ông quá đỗi kiêu căng tự mãn mà thôi.
Đối mặt với sứ giả của nước Ngô, Quan Vũ tỏ thái độ thờ ơ, không nể mặt đối phương dù chỉ một chút. Việc này đã đặt nền móng cho sự rạn nứt trong mối quan hệ của hai nước Ngô – Thục.
Tuy rằng Quan Vũ chém Nhan Lương, giết Văn Xú, chém chết Hoa Hùng khi chén rượu của Tào Tháo còn đang ấm, một trận thành danh, qua năm ải chém sáu tướng, nghĩa khí cao vút, khi đối mặt với quân Tào lớn mạnh đã giết Bàng Đức, khiến Vu Cấm phải đầu hàng, trong thời gian ngắn khiến cho nước Nguỵ ai nấy đều lo lắng không yên, nhưng Quan Vũ lại có một điểm yếu chí mạng, đó là kiêu căng tự mãn, coi thường người khác.
Trong thời kỳ Tam Quốc ấy, thực lực của Quan Vũ chắc chắn thuộc hàng thứ nhất, nhưng cuối cùng ông lại chết dưới tay một kẻ vô danh tiểu tốt, chết dưới tay một bại tướng của chính mình năm xưa.
Hình ảnh nhân vật Quan Vũ trên phim.
Cái chết của Quan Vũ là kết quả của việc Đông Ngô dày công lập kế hoạch.
Xét về đại cục khi ấy, Lưu Bị đánh lên Hán Trung ở phía Bắc vào năm 217, tiến hành quyết chiến với quân Nguỵ, cho dù quân Thục có hăng hái tiến bước, sĩ khí cao vút, thế nhưng muốn hạ được Hán Trung cũng cần tốn rất nhiều sức lực.
Lưu Bị quyết chiến với Tào Tháo, cũng trực tiếp dẫn tới việc binh lực ở khu vực lớn trong lãnh thổ nước Thục trở nên thưa thớt.
Thời cơ tấn công được nước Ngô không thể gọi là tốt, khi ấy Quan Vũ đánh lên phía Bắc phạt Nguỵ, binh lực khu vực rộng lớn ở phía Nam Kinh Châu thưa thớt.
Tuy rằng Quan Vũ đã từng để lại một phần binh tướng ở lại thủ thành, phòng ngừa Đông Ngô, nhưng cuối cùng lại bị diệt sạch trong phút chốc.
Xét về mặt danh nghĩa, Mã Siêu là người quản lý Lâm Thư, nhưng ông chưa từng đến Lâm Thư bao giờ.
Huống chi, Lâm Thư là một phần của Kinh Châu, Mã Siêu vốn là kiêu hùng Tây Lương, tuy rằng đã quy thuận Lưu Bị, nhưng trong lòng chắc chắn vẫn còn tâm lý kiêu ngạo.
Đáng lẽ ra địa vị của Mã Siêu không kém cạnh Quan Vũ là bao, nhưng nếu như thật sự cai quản Lâm Thư, điều này đồng nghĩa với việc chứng minh ông đã trở thành thuộc hạ của Quan Vũ, cho dù thế nào, Mã Siêu cũng sẽ không nhận vị trí này.
Hình ảnh nhân vật Mã Siêu trên phim.
Xét ở phạm vi hẹp hơn, thời điểm Quan Vũ thất bại chạy về Mạch Thành, Mã Siêu đang ở đâu?
Khi ấy Mã Siêu đang đi theo Lưu Bị tấn công Hán Trung. Thời điểm này Mã Siêu đang phụ trách phát động khởi nghĩa ở vùng Tây Lương, xúi giục người Tây Lương chống lại sự thống trị của Tào Nguỵ.
Sau khi trận Hán Trung hết thúc, Mã Siêu cũng không hề quay lại Lâm Thư mà cùng các đại thần liên danh dâng thư, phò tá Lưu Bị xưng vương.
Quan Vũ đánh lên phía Bắc tấn công Tào Nguỵ, vốn là hậu quả của việc ông tự ý quyết định, tuy rằng trận này là một phần trong “Long Trung đối sách”, nhưng Quan Vũ lại kiêu căng tự mãn, cuối cùng thua trận bị giết.