Mẹ chồng để ý, nói tôi phải giặt quần áo bằng tay, lau từng bậc cầu thang chứ không lau bằng chổi.
Tôi là tác giả bài: “Chị chồng không bao giờ rửa bát khi về nhà chúng tôi ăn cơm”, xin kể tường tận hơn về cuộc sống hôn nhân của tôi. Tôi kết hôn vào cuối năm 2023, khi 27 tuổi. Tôi yêu anh 3 năm mới cưới. Lúc yêu, tôi thấy anh khá quan tâm, chịu khó làm việc, hiền nên khi nhận được lời cầu hôn là tôi đồng ý. Trong thời gian yêu nhau, tôi về nhà anh 5 lần. Lần nào tôi về, mẹ anh cũng chuẩn bị sẵn cơm nước, kể cả tôi có đến từ 8h sáng để cùng bà nấu nướng thì bà cũng làm xong hết rồi. Ăn xong, tôi rửa bát. Tôi thấy bình thường vì bác (lúc đó chưa cưới nên tôi gọi như vậy) nấu rồi thì tôi rửa. Trước khi kết hôn, tôi dạy tại một trường quốc tế ở Hà Nội.
Sau khi cưới, chồng bảo tôi nghỉ việc ở trường, cùng anh mở lớp dạy IELTS tại nhà, nhà mẹ chồng có hai phòng trống nên tiện cho việc đó. Một tháng dạy học, tôi kiếm được khoảng 30 triệu đồng, chồng kiếm được khoảng 15 triệu đồng (do tôi dạy lớp học sinh đông gấp đôi anh). Tiền ăn trong nhà, mỗi tháng tôi đưa cho mẹ chồng 5 triệu đồng mua thức ăn, đóng tiền nước 150 nghìn đồng, tiền điện khoảng 3 triệu đồng (đóng cho cả công ty anh rể ở tầng một). Chị chồng và hai cháu cùng em trai của anh rể sang ăn 5/7 bữa một tuần, chị chồng đưa mẹ chồng tôi mỗi tháng một triệu đồng.
Về hoàn cảnh nhà chồng, bố mẹ chồng đều làm cơ quan nhà nước. Mẹ chồng đã về hưu; bố chồng mất khi đang làm nhiệm vụ, khi đó chồng tôi 2 tuổi. Mẹ chồng một mình nuôi con trai 2 tuổi và con gái 5 tuổi, không đi bước nữa. Năm chị chồng 30 tuổi, kết hôn với một người đàn ông tỉnh lẻ, bố chồng chị bị tâm thần, nhà chồng chị là hộ nghèo. Nhà mẹ chồng tôi mặt phố lớn ở Hà Nội, 5 tầng, thuộc diện khá giả. Có người hàng xóm bảo tôi rằng chị chồng xấu, lười, đi làm về ở lì trong nhà nên ế quá mới phải gả vào gia đình đó.
Chị chồng có hai con. Về phần anh rể (chồng của chị chồng tôi), là người hoạt bát, nhanh nhẹn và nói chuyện dễ nghe. Anh xin phép mẹ chồng tôi cho dùng tầng một để mở công ty. Mẹ chồng tôi nói chuyện với mẹ ruột anh trước mặt tôi rằng: “Bỉnh thường thuê một tầng này ở Hà Nội là 20 triệu đồng một tháng, nó nghiễm nhiên được hưởng miễn phí thì con tôi về nhà bà không phải làm gì nữa”. Bà thông gia nghe xong cúi đầu, im lặng, còn tôi quay mặt đi chỗ khác.
Về phần tôi, ngày mới về làm dâu, tôi đi một bước bà theo một bước. Tôi lên giặt quần áo, bà bảo nhà có 3 người (mẹ chồng, chồng và tôi) nên giặt tay cho nhanh. Giặt phải vò kỹ 3 nước, mỗi nước phải vắt kiệt cho hết xà phòng, tới lần vắt kiệt thứ 3 phải giũ mạnh cho áo quần phẳng phiu. Tôi giặt xong thấy mệt phờ người luôn nhưng cũng đành chịu đựng, phận làm dâu phải “theo luật của họ” thôi. Tôi động đến vòi nước nhà bà, vòi khó xoáy (chính chồng tôi đã xác nhận) nên nhờ bà xoáy, lúc đó bà đứng gần đấy nhưng chỉ giẫm chân rồi bực mình quát: “Có cái vòi cũng không xoáy được”, nghe rất khó chịu.
Về việc nhà, mẹ chồng tôi đi chợ (bà bảo tôi không biết mua giỏi như bà nên để bà đi chợ, mặc dù tôi về nhà chồng chưa đi mua sắm gì nhưng bà đã kết luận vậy), bà mua về tôi phụ nhặt rau, rửa trứng, bà nấu. Tôi dạy một ngày 3 ca, tổng 6 tiếng, lúc rảnh soạn bài và lau dọn 5 tầng nhà, lau cả gầm giường, gầm tủ. Tôi lau xong, quần áo gần như ướt vì mồ hôi, bà bảo: “Mày lau nhà bẩn, tao lau thì tao giặt giẻ, vắt kiệt rồi ngồi lau từng bậc cầu thang chứ không lau bằng chổi lau nhà như mày”. Mệt phờ người lại phải nghe lời chê bai, tôi im lặng, cúi đầu đi lên phòng, nước mắt chảy giàn giụa”. Bà không nhìn tôi nên không biết tôi khóc.
Tôi cưới được hai ngày, mẹ ruột gọi điện hỏi thăm tình hình. Sợ mẹ buồn nên tôi bảo mẹ là mọi chuyện bình thường, mẹ chồng rất tốt với con. Mẹ chồng ở tầng 2 nghe thấy tiếng mẹ ruột tôi, lập tức gọi cho em gái ruột của bà: “Thấy nó nói chuyện điện thoại với mẹ đẻ, không biết nó nói gì”.
Về phần khẩu vị ăn uống, bà không dùng mì chính, nấu ăn chỉ cho muối bột canh và mắm nên thực sự tôi thấy rất khó ăn. Tôi bảo bà: “Mẹ ơi, nhà mình không ăn mì chính, vậy mẹ có thể cho thêm chút đường mía vào thức ăn được không ạ”? Mẹ tôi bảo: “Nhà này không ăn kiểu đấy”. Buổi sáng, mẹ chồng cho 2 quả trứng vào luộc để vợ chồng tôi ăn. Mẹ bảo: “Tao chăm chúng mày theo bài thuốc đấy”. Có lần tôi bảo: “Con thích ăn khoai lang”. Bà đi công tác Quảng Bình mua khoảng 10 cân khoai về cho tôi ăn.
Mỗi lần tôi về quê ngoại, bà gói rất nhiều đồ gửi biếu bố mẹ ruột tôi. Tôi ở ngoại thành Hà Nội, nhà ở chân núi nên hơi thiếu thốn. Mỗi tháng tôi về ngoại một lần, có lần mua dầu gội đầu cho bố mẹ vì quê không bán loại đó. Bà nhìn thấy, lập tức lấy điện thoại cho con gái: “Thấy nó mua dầu gội đầu mang về cho bố mẹ nó”, nghe mà cảm giác thực sự ngột ngạt. Bà thương yêu con gái bà, mua hết thứ này đến thứ khác cho con, vậy mà tôi mua cho bố mẹ chai dầu gội, bà khó chịu đến vậy.
Về vấn đề ăn mặc của bản thân, tôi thường mặc váy công sở khi dạy học. Bà thấy tôi mặc váy liền bảo: “Tao cái áo chẳng dám mua”. Tôi đáp: “Mẹ ơi, sáng mai con đưa mẹ ra shop, con mua tặng mẹ mấy bộ quần áo nhé”. Bà lại bảo: “Ôi giời, họ tặng tao đầy, cần gì phải mua”. Tôi thấy quá mệt mỏi vì người mẹ này, rất khó lựa theo bà. Cuộc sống sau khi lấy chồng gần như địa ngục. Từ một người vui vẻ, giờ tôi im cả ngày, không dám nhìn mặt mẹ chồng, chị chồng. Họ thật đáng sợ. Tôi khó ngủ vào ban đêm, nghĩ đến cảnh bố mẹ ruột đã không hạnh phúc, bố hay đánh mẹ, em trai cờ bạc rồi báo nợ gần 500 triệu đồng đã chán rồi. Tôi cố gắng học tập thật giỏi để lấy được chồng tốt, ước mơ một lần biết thế nào là một gia đình hạnh phúc, ấp áp yêu thương. Nhưng không, nơi đây nước mắt còn nhiều hơn nơi kia.
Đôi khi, tôi nghĩ đến việc dại dột rồi lại nghĩ nếu mình không còn thì mẹ ruột sẽ như thế nào, mẹ thương và lo lắng cho tôi lắm, mẹ đã khổ cả đời rồi. Tôi quá chán nản, cuộc sống tàn nhẫn với tôi quá.
Có một hôm, trong bữa ăn trưa, anh gợi chuyện chung chung rằng con gái đi lấy chồng rồi về nhà đẻ không ai phải rửa bát. Chị gái anh bảo: “Chị về nhà chồng còn chẳng phải làm gì nữa là nhà đẻ”. Mẹ chồng tôi nói đại ý rằng con gái bà phải đi mua chung cư trả góp, tôi nghiễm nhiên về được hưởng căn nhà mặt đường nên tôi phải làm là đương nhiên”. Về phần chồng tôi, tôi khóc ướt gối anh cũng không biết. Những chuyện tôi ấm ức, khóc tâm sự trước mặt anh, anh bảo: “Toàn chuyện vớ vẩn, trẻ con, nhà này không ai nghĩ nhiều như em đâu”. Chồng tôi ngoài dạy học 3 buổi mỗi ngày chỉ ngồi chơi game, không làm gì cả.
Đây là toàn cảnh cuộc hôn nhân của tôi, tôi đang tránh thai cẩn thận, xin quý độc giả gần xa cho tôi xin lời khuyên.
Hà Quyên
News
Gin Tuấn Kiệt sau khi lấy Puka thì…
Gin Tuấn Kiệt vừa tiết lộ về những trải nghiệm khi tham gia show âm nhạc ‘Anh trai say hi’, đồng thời chia sẻ về sự thay đổi sau khi kết hôn cùng Puka. Gin Tuấn Kiệt gây ấn tượng…
Danh hài hải ngoại đầu tiên được đặc cách phong tặng NSƯT
Nam danh hài là nghệ sĩ hải ngoại đầu tiên được đặc cách phong tặng NSƯT. Tuy nhiên sau 5 năm anh khiến dư luận phẫn nộ và bị đề nghị tước danh hiệu. Hoài Linh sinh năm 1969 trong một…
MC Quỳnh Chi VTV được bạn trai cầu hôn ở t:.uổi 38, nhẫn kim cương vừa đắt vừa to
(Dân trí) – MC Quỳnh Chi vừa được bạn trai cầu hôn, nhiều bạn bè, đồng nghiệp gửi tới nữ MC lời chúc mừng. Chia sẻ với phóng viên Dân trí sáng 30/6, MC Quỳnh Chi cho biết, cô vừa được bạn…
Chúc mừng Gin Tuấn Kiệt lên chức sau 6 tháng cưới vợ
Hình ảnh mới nhất của Puka nhận được sự quan tâm. Câu chuyện tình yêu hạnh phúc của Puka – Gin Tuấn Kiệt khiến nhiều người ngưỡng mộ. Sau 4 năm hẹn hò kín tiếng, tháng 11/2023 Puka – Gin…
Trong nhà Công Lý, vợ là trụ cột kinh tế
Công chúng xót xa, đồng cảm trước những hi sinh của vợ NSND Công Lý. Đã gần 3 năm kể từ ngày NSND Công Lý gặp biến cố sức khỏe. Nam nghệ sĩ hiện đã hồi phục đáng kể nhờ…
Mấy hôm nay thấy vợ chồng con trai nói nhiều về Paris, tháp Eiffel, tôi tò mò hỏi thì con dâu nói 1 câu khiến tôi h:.oảng h:.ốt khóc như mưa, trước đó lần nào con hỏi vay t:.iền tôi cũng cho luôn mà sao giờ con dâu lại đối xử với tôi như vậy
Sau ngày cưới, vợ chồng con trai tôi chưa có điều kiện mua nhà nên vẫn sống chung với bố mẹ. Suốt 4 năm nay, con dâu không đi làm ở nhà sinh và nuôi 2 đứa con. Một mình…
End of content
No more pages to load