Chẳng trách mẹ chồng tôi cứ nhắc đi nhắc lại rằng tôi phải tự hầm con gà mái, không được để bà giúp việc hầm.

Tôi mang thai năm 30 tuổi, trong thời gian mang thai tôi đã đọc rất nhiều sách về cách ăn uống khi mang bầu và sau khi sinh. Sau khi sinh con, tôi còn thuê một bà giúp việc để bà ấy đảm nhận trách nhiệm nấu ăn theo cuốn sổ ghi chép của tôi như mỗi ngày ăn gì? Không được ăn gì? Ăn vào thời gian nào? Tất cả đều được ghi rõ.

Sau khi sinh con, mẹ chồng tôi có đến thăm ở bệnh viện, sau đó bà về quê. Đến ngày thứ 3 sau sinh, tôi về nhà ở cữ, mẹ chồng từ quê mang đến một con gà mái già. Con gà mái này được mẹ chồng nuôi từ khi tôi kết hôn, đã được hơn 1 năm. Mẹ chồng nói rằng nước hầm gà mái già có thể bồi bổ cơ thể, hơn nữa ăn nước hầm gà này, sữa mẹ cũng sẽ có chất lượng dinh dưỡng tốt hơn.

Mẹ chồng mang gà quê lên thăm con dâu đẻ, tôi chê nhưng biết thứ bà để bên trong mà choáng váng - 1

Mẹ chồng đem tặng tôi 1 con gà mái già để bồi bổ sau sinh. (Ảnh minh họa)

Khi mang đến, mẹ chồng còn nhắc đi nhắc lại rằng nhất định phải ăn nhé. “Hồi đó cuộc sống khó khăn, khi mẹ sinh chồng con thì không có sữa, sau đó mẹ của mẹ bắt một con gà mái già về hầm, mẹ ăn xong thì có sữa. Con cứ hầm nước canh gà này mà ăn, rất tiện lợi, con có thể hầm nguyên con hoặc chặt ra mà hầm”, mẹ chồng nói.

Mẹ chồng còn hướng dẫn chi tiết cách hầm nước gà mái già cho tôi, trước khi ra về bà còn dặn đi dặn lại rằng nhất định phải tự hầm, vì đã rửa sạch sẽ rồi, chỉ cần bỏ nước vào hầm là được, bà giúp việc không biết hầm, sợ hiệu quả không tốt, nên tự tay tôi phải hầm. Lúc đó tôi cũng ậm ừ đồng ý với mẹ chồng cho bà vui lòng.

Khi mẹ chồng vừa ra khỏi cửa, tôi liền nói với bà giúp việc: “Nước hầm gà mái già này không thể ăn được, trên mạng đều nói rằng nước hầm gà mái già nhiều mỡ, béo, gà mái già chứa phần lớn là mỡ. Bây giờ sau khi sinh con, cân nặng của tôi chưa giảm, tôi không dám ăn. Cô giúp tôi vứt con gà này đi”. Thế là bà giúp việc mang con gà đi vứt, tôi cũng không nghĩ ngợi gì thêm.

Vì quê mẹ chồng ở khá xa, nên tối hôm đó chồng tôi đã đưa mẹ chồng về quê và ở lại qua đêm. Ngày hôm sau, chồng tôi về nhà và hỏi:

– “Hôm qua mẹ anh để tiền trong túi đựng con gà mái đó, em lấy ra cho anh đi. Bố mẹ anh ở quê làm ruộng, vất vả lắm mới kiếm được chục triệu đồng, thấy em mang thai, hai ông bà vui mừng nói sẽ đến giúp chăm con, không trồng lúa nữa. Nhưng em đã thuê bà giúp việc, mẹ anh cũng buồn nhưng vẫn thông cảm, quyết định mang chục triệu đồng tiết kiệm trước đó cho em trả tiền bà giúp việc, phụ được đồng nào hay đồng đó. Mẹ anh vất vả như vậy, anh làm sao nỡ dùng tiền của bà, em mau lấy ra để anh trả lại cho mẹ”.

Mẹ chồng mang gà quê lên thăm con dâu đẻ, tôi chê nhưng biết thứ bà để bên trong mà choáng váng - 2

Câu nói của chồng khiến tôi sững sờ. (Ảnh minh họa)

Nghe chồng nói xong, tôi sững sờ: “Cái gì, mẹ anh để tiền trong túi đựng con gà mái?”.

Chồng tôi nói: “Mẹ anh bảo để thì chắc chắn là để rồi, bố anh cũng nói, số tiền chục triệu đồng tiết kiệm trong hai năm qua đó”.

Chồng tôi nói với giọng đầy căng thẳng vì sau khi kết hôn, mối quan hệ giữa tôi và gia đình chồng không tốt. Tôi cũng thường xuyên chê mẹ chồng quê mùa, không vệ sinh, và khi mẹ chồng đề nghị đến chăm sóc sau sinh, tôi đã khăng khăng từ chối, nói không cần vì đã thuê giúp việc.

Mẹ chồng tôi buồn lòng, cảm thấy mất mặt, làm khó con trai, con dâu không thích mình. Tối hôm qua khi về quê, mẹ chồng còn khóc trước mặt con trai, nói rằng bà vô dụng, ngay cả chăm sóc con dâu sau sinh cũng không giúp được.

Vì vậy, chồng tôi đầy bực bội, dù sao người mẹ đã sinh ra mình khóc trước mặt mình, người đàn ông nào cũng thấy không dễ chịu.

Tôi không ngờ mẹ chồng lại để gần chục triệu tiết kiệm suốt mấy năm và đưa cho con dâu theo cách này, chẳng trách bà cứ nhắc đi nhắc lại phải tự mình hầm, không được để bà giúp việc hầm.

Nhưng con gà đó tôi đã vứt vào thùng rác rồi, thấy chồng giận dữ, sau khi sinh con tâm trạng vốn đã không ổn định, tôi bật khóc, cảm thấy ấm ức, cũng thấy buồn. Những kinh nghiệm nuôi con của người lớn tuổi chắc chắn nhiều cái không phù hợp với trẻ, tôi cũng chỉ vì muốn tốt cho con, nhưng chồng lại không hiểu.

Điều đáng nói đó là tôi không ngờ mẹ chồng lại giấu tiền trong đó, tôi cũng rất cảm động, nhưng con gà đó hôm qua đã bị vứt, rác cũng đã bị thu gom, chắc chắn không tìm lại được.

Không còn cách nào, tôi đành nói dối chồng rằng con gà đó cô thấy quá béo, đã nhờ chị gái mang về nhà chị hầm, vì tôi chưa giảm cân được sau sinh. Về số tiền đã mất đó, có lẽ tôi phải giấu chồng để bù lại cho mẹ chồng.

Về sau này, tôi cũng đã thay đổi tính cách, thấu hiểu và yêu thương gia đình chồng nhiều hơn, nhờ vậy mà phúc khí gia đình cũng trở nên hoà thuận hơn.

Bài tâm sự được gửi từ email của độc giả: hoangyen…@gmail.com

Bà đẻ có nên ăn canh gà hầm không?

Canh gà hầm là một món ăn bổ dưỡng và có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh sau sinh. Để tránh việc tăng cân không mong muốn, cần chú ý đến lượng mỡ trong canh, kiểm soát khẩu phần và tránh thêm các thành phần không cần thiết.

Lợi ích của canh gà hầm sau sinh:

– Dinh dưỡng cao: Canh gà hầm chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ trong quá trình phục hồi.

– Tăng cường sức khỏe: Nước dùng từ gà hầm giàu collagen và gelatin, giúp hỗ trợ phục hồi mô cơ, da và hệ tiêu hóa.

– Kích thích sản xuất sữa: Nhiều người tin rằng canh gà hầm có thể giúp tăng cường chất lượng và số lượng sữa mẹ, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cả mẹ và bé.

– Tăng cường miễn dịch: Các chất dinh dưỡng trong canh gà hầm có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bà mẹ mới sinh khỏe mạnh hơn và tránh được các bệnh nhiễm trùng.