Bà là Maud Wagner, được biết đến như nữ thợ xăm đầu tiên của nước Mỹ. Bức ảnh bên dưới được bà Maud chụp vào năm 1907, với cơ thể được bao phủ gần kín bởi những hình xăm do chính tay chồng bà thiết kế, với chủ đề là những vùng đất xa xôi kỳ lạ, những nơi mà khi còn miệt mài trên những chuyến hải hành ông đã từng đi qua. Đối với nhà Wagner, xăm mình là một giá trị kết nối của gia đình họ và cùng với nhau, ông bà Wagner đã mở ra con đường mới cho bộ môn nghệ thuật lạ thường mà đến ngày nay, nó đã trở thành một phần trong nền văn hóa phổ biến tại Mỹ.
Tấm ảnh được bà Maud Wagner chụp vào năm 1907.
Bà Maud được sinh ra tại bang Kansas vào năm 1877 và từ rất sớm bà đã tìm thấy tiếng gọi của cuộc đời mình là trở thành một người biểu diễn xiếc, sống giữa các dị nhân trong đoàn xiếc. Trước khi trở thành một thợ xăm mình, bà Maud bắt đầu sự nghiệp của mình với công việc đu dây và uốn dẻo, cùng với đoàn xiếc rong ruổi khắp các bang trên toàn nước Mỹ. Và cũng từ công việc ở đoàn xiếc này, bà Maud mới có cơ duyên gặp được chồng mình và biết đến bộ môn nghệ thuật xăm mình.
Ông ấy là Gus Wagner, một người buôn bán hàng hải thường xuyên chu du khắp thế giới qua những chuyến hải hành từ cuối những năm 1800 và sau đó trở về Mỹ với cơ thể bao phủ bởi 300 hình xăm. Ông Gus cho biết mình đã học được kỹ thuật xăm mình từ các bộ lạc ở Java và Borneo.
Hình vẽ ông Gus Wagner với cơ thể phủ kín khoảng 300 hình xăm.
Ông Gus và bà Maud lần đầu gặp nhau tại Hội chợ Thế giới St. Louis năm 1904, khi ấy bà đang cùng đoàn xiếc của mình biểu diễn tại đó. Ông Gus cũng hợp tác cùng đoàn xiếc bằng tiết mục phụ, trình diễn những hình xăm kỳ lạ của mình trước những cặp mắt hiếu kỳ của khán giả. Vì muốn bà Maud chịu gặp gỡ mình, ông Gus đã đề nghị sẽ dạy bà cách xăm. Bà Maud thích thú chấp thuận và từ đó họ bắt đầu nảy sinh tình cảm, trở thành cặp đôi không thể tách rời.
Vài năm sau khi kết hôn, ông Gus và bà Maud có với nhau một cô con gái, Lotteva. Do bị ảnh hưởng từ đam mê của bố mẹ, Lotteva tiếp xúc với nghệ thuật xăm từ rất sớm và sau này cũng trở thành một thợ xăm.
Ông Gus và bà Maud kết hôn và sinh được một cô con gái kháu khỉnh, Lotteva.
Ông Gus kể lại, lần đầu tiên ông biết đến những hình xăm là từ năm 12 tuổi. Ông đã từng rất kinh ngạc, thích thú và tò mò khi nhìn thấy tấm poster quảng cáo một tiết mục xiếc có tên “Captain Costentenus the Greek Albanian”.
Người đàn ông xăm từ mặt đến chân – người đã khiến cho ông Gus thích thú với những hình xăm.
Đó là tiết mục biểu diễn của một người đàn ông có cơ thể kín mít hình xăm mà theo lời kể là do ông ta từng bị thổ dân bắt và xăm lên người. Chỉ đến nhiều năm sau khi theo những chuyến tàu viễn dương rong ruổi khắp nơi, Gus mới phát hiện ra rằng kiểu xăm của người đàn ông kia là từ những bộ lạc Java và Borneo.
Cuốn sổ tay của ông Gus, được lưu giữ tại viện bảo tàng South Street Seaport.
Khi trở thành người thợ học việc của chồng, bà Maud được ông truyền dạy kỹ thuật xăm thủ công bằng những công cụ xăm truyền thống của người bộ lạc. Mặc dù thời bấy giờ, máy xăm đã xuất hiện nhưng bà Maud vẫn luôn trung thành với kiểu xăm tay và không lâu sau bà Maud đã trở thành một thợ xăm mình nổi bật.
Tấm ảnh được chụp vào đầu những năm 1900, ông Gus đang xăm cho bà Maud.
Gần như toàn bộ hình xăm trên người bà Maud đều do ông Gus thực hiện.
Bà cũng bắt đầu để chồng “sáng tác” trên chính cơ thể của mình. Hầu hết các hình xăm trên người bà Maud đều do ông Gus tỉ mỉ xăm lên. Ông đã biến vợ mình thành một “tác phẩm nghệ thuật” sống, với những hình xăm phong phú và đa dạng về chủ đề động vật, thiên nhiên cây cỏ, về vùng đất xa xôi kỳ lạ mà ông từng đi qua.
Bản thiết kế do ông Gus vẽ.
Ông bà Wagner được biết đến là những người tiên phong và đưa nghệ thuật xăm phổ biến rộng rãi tại nước Mỹ từ đầu những năm 1900. Họ là những thợ xăm mình cuối cùng chỉ duy nhất dùng kỹ thuật xăm tay, khiến cho những hình xăm của họ tạo ra vô cùng chi tiết và kỳ công. Mặc dù không có những tài liệu về tác phẩm của bà Maud, nhưng được biết rằng phong cách xăm của bà ảnh hưởng rất nhiều, thậm chí có thể sánh ngang với chồng mình.
Những người đàn ông được ông Gus xăm mình.
Trước bà Maud, tại Mỹ chưa từng có một phụ nữ nào dấn thân vào lĩnh vực vốn được cho là chỉ dành cho nam giới này. Chỉ duy nhất có 2 người phụ nữ da trắng được công chúng biết đến có hình xăm trên người, nhưng cả hai bọn họ đều nói rằng việc xăm là nằm ngoài ý muốn.
Olivia Oatman
Người đầu tiên là Olivia Oatman, người phụ nữ da trắng xăm mình đầu tiên ở Mỹ. Sau khi gia đình bị một bộ lạc da đỏ giết chết, bà bị một bộ lạc khác đưa về nuôi dưỡng và họ đã xăm lên mặt bà một hình xăm đặc trưng của bộ lạc. Khi trở về thành phố vào năm 19 tuổi, cuộc đời của bà Olivia cũng chẳng mấy tốt đẹp khi trở thành món hàng bị buôn bán và phải diễu hành trước đám đông hiếu kỳ.
Nora Hildebrandt
Người tiếp theo là bà Nora Hildebrandt. Bà cũng cho biết mình bị những người bản địa ép phải xăm mình. Sau này bà kết hôn với ông Martin Hildebrant, chủ nhân của tiệm xăm đầu tiên tại thành phố New York.
Khác với Olivia hay Nora, bà Maud không chỉ yêu thích nghệ thuật xăm mình mà còn rất đỗi tự hào với những gì mình đang làm. Vào thời điểm mà hình xăm được xem như là một hình thức nghệ thuật hoang dã và kinh khủng, cô đã chấp nhận nó, phá vỡ các rào cản và mở đường cho những người thích xăm mình trong tương lai.
Ông Gus và bà Maud cùng nhau “tung hoành” khắp chốn để thực hiện đam mê xăm mình của họ.
Sau khi kết thúc sự nghiệp tại rạp xiếc, gia đình Wagner vẫn tiếp tục đi chu du vòng quanh nước Mỹ, cả hai thường mở quầy xăm tại các nhà hát tạp kỹ hay tham gia các quầy hàng tại các hội chợ và khu vui chơi giải trí.
Một tấm poster quảng cáo về ông bà Wagner ở rạp xiếc.
Theo như lời kể, khi Lotteva chào đời, bà Maud đã bắt chồng phải hứa là sẽ không bao giờ được xăm cho con gái. Cho đến khi ông Gus qua đời năm 1941, Lotteva quyết định rằng, nếu như không được bố xăm thì bà cũng sẽ không bao giờ muốn ai xăm lên người nữa.
Bà Lotteva cũng tiếp nối truyền thống gia đình và trở thành một thợ xăm, nhưng bản thân bà lại không có hình xăm nào cả.
Đến đầu năm 1961, bà Maud qua đời tại Oklahoma. Con gái bà, Lotteva, sau đó cũng trở thành một người thợ xăm huyền thoại, bản thân bà vẫn giữ nguyên lời thề của mình, chưa bao giờ có hình xăm nào trên người.
News
Bác sĩ bảo có b-:ầu vẫn… được nhưng vợ nhất quyết không chịu, còn tách ra n-:gủ riêng. Một hôm đi làm về sớm nghe thấy tiếng k-:êu r-:ên “ư ử” trong phòng, vội mở cửa thì tôi c-:hết lặng khi phát hiện vợ đang… với cái…
Người đàn ông 31 tuổi đến bệnh viện khám do trầm cảm, giảm nhu cầu sinh lý do phải kìm nén ham muốn suốt ba tháng từ khi vợ mang thai. Bác sĩ Vũ Đức Công, Trung tâm Sức khỏe…
Chồng qua đời, tôi dùng luôn tài khoản lương hưu 10 triệu/tháng của ông để đi du lịch suốt 2 năm: Ngày trở về nghe con trai nói 1 câu mà tôi ân hận đến cuối đời
Chồng mắc bệnh rồi ‘đi xa’ năm tôi 59 tuổi. Sự mất mát quá lớn đã khiến tôi buồn rất lâu. Từ đó, tôi cũng nhận ra, cuộc đời rất ngắn ngủi, ngày hôm nay còn ở trên đời nhưng…
Cô là diễn viên nổi tiếng nhưng có cách nuôi con khác lạ: 12 t-uổi mới cho cai s-ữa, chỉ n-gủ riêng khi thấy con có phản ứng s-inh l-ý, nào ngờ 18 t-uổi gián tiếp đẩy con vào t-ù
Mỗi gia đình có một phương pháp giáo dục con khác nhau nhưng như mỹ nhân dưới đây thì có một không hai. Địch Oanh, tên ban đầu của cô là Lâm Diệu Hi. Sau đó cô đổi tên thành…
Cô là diễn viên nổi tiếng với vai diễn tên MÂY, nào ngờ ngoài đời từng bị vợ anh NÚI d-ằ-n m-ặ-t, suýt nữa thì đưa nhau ra t-o-à
Kim Oanh khẳng định không liên quan đến vụ việc của vợ chồng Xuân Bắc mâu thuẫn, dù trước đó, trong một clip, chị bị vợ Xuân Bắc chửi bới là “khốn nạn”. Ngày 15/10, chị Nguyễn Hồng Nhung, vợ…
Ông là NSND có 3 người con gái nhưng ai cũng lấy nghệ danh bằng họ của mẹ, lúc qua đời được NSND Xuân Bắc làm trưởng ban lễ tang khóc đỏ mắt đưa tiễn
Sáng 27/1, đông đảo nghệ sĩ, bạn bè và đồng nghiệp đã đến Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) để tiễn đưa NSND Trần Tiến – bố của Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi…
Cô chính là “nữ hoàng ảnh lịch” – mỹ nhân Hà thành nức tiếng một thời, U60 chỉ vì níu kéo tuổi thanh xuân mà chấp nhận PTTM, lúc lên phim truyền hình thì khán giả vô cùng h-ốt h-oảng
Trong tuổi thơ của nhiều thế hệ khán giả, NSND Lê Khanh chính là một tượng đài gắn liền với những bộ phim, vở kịch đình đám, cùng với đó là nhan sắc đẹp tựa nữ thần bao người say…
End of content
No more pages to load