Chỉ riêng bố Tuấn là cho em cảm giác bất an. Bác ấy hỏi em vài câu rồi thôi nhưng thi thoảng lại nhìn em chăm chú khiến em hoang mang không thể yên lòng.
Em và Tuấn đã yêu nhau được hơn một năm, hai đứa quyết định sang riêng sẽ làm đám cưới. Bởi vậy cuối tuần vừa rồi anh dẫn em về nhà ra mắt bố và anh chị em trong nhà (mẹ Tuấn đã mất rồi).
Em chuẩn bị rất chu đáo từ trang phục của bản thân cho tới quà tặng gặp mặt gia đình anh. Anh trai Tuấn đã lập gia đình, hiện tại đang sống cùng bố anh, là người điềm đạm, không khắt khe gì. Chị dâu và em gái anh đều xởi lởi, ba chị em nấu nướng trong bếp tíu tít vui lắm.
Chỉ riêng bố Tuấn là cho em cảm giác bất an. Bác ấy hỏi em vài câu rồi thôi nhưng thi thoảng lại nhìn em chăm chú khiến em hoang mang không thể yên lòng nổi. Khi bữa trưa xong xuôi, mọi người đều đi nghỉ ngơi, em đang định lên phòng Tuấn chơi thì bố anh đột ngột gọi riêng em ra bàn cà phê ngoài vườn nói chuyện.
Ngay câu nói đầu tiên bác đã vạch trần một chuyện khiến em tái nhợt mặt, chân tay run rẩy:
– Bác nghĩ mình không thể nhầm được. Cháu chính là cô bệnh nhân trẻ cách đây 3 năm bác đã phẫu thuật cắt một bên vòi trứng vì mang thai ngoài tử cung, đúng không?
Tuấn kể bố anh là bác sĩ mới về hưu nhưng em làm sao ngờ nổi bác là bác sĩ phẫu thuật khoa sản và em lại chính là bệnh nhân của bác. Lúc ấy nằm trên bàn phẫu thuật, em nào biết bác sĩ ngoại hình thế nào. Nhưng bác ấy thì lại nhớ em. Bác bảo bây giờ hiếm có cô gái trẻ nào sở hữu mái tóc dài đến chân như em nên ấn tượng hơn các bệnh nhân khác.
Em sợ hãi vô cùng. Chẳng ai muốn một cô con dâu từng có thai với người khác, lại còn phẫu thuật cắt bỏ 1 bên vòi trứng, tỷ lệ mang thai giảm đi rất nhiều. Thế nhưng sau khi xác nhận đúng là em thì bác chỉ hỏi một câu:
– Tuấn đã biết chuyện này chưa cháu?
Em ngơ ngác:
– Dạ, anh biết rồi bác ạ. Nhưng chúng cháu lại giấu giếm bác vì sợ gia đình phản đối. Cháu xin lỗi bác…
– Vậy là được rồi, hai đứa thương yêu nhau bác cũng mừng. Quá khứ là chuyện đã qua hãy quên đi, đã chấp nhận đến với nhau thì có khó khăn cũng phải cùng nhau vượt qua. Bác hỏi là vì bác muốn hai đứa phải thẳng thắn với nhau dù có chuyện gì. Muốn đi chung chặng đường dài thì luôn cần phải thành thật, không giấu giếm nhau.
Em nghẹn ngào bật khóc trước lời khuyên bảo, răn dạy của bố Tuấn, cũng vô cùng cảm kích và biết ơn trước sự bao dung rộng lượng, tôn trọng quyền tự quyết của bác. Tuấn biết chuyện thì thở phào nhẹ nhõm vì không cần lo bị gia đình phản đối nữa.
Em rất hạnh phúc vì được bạn trai và gia đình anh bao dung chuyện quá khứ song em cũng lo lắm. Với trường hợp của em từng mang thai ngoài tử cung 1 lần, cắt bỏ 1 bên vòi trứng thì khó có con không hả các chị?
Em nghẹn ngào bật khóc trước lời khuyên bảo, răn dạy của bố Tuấn. (Ảnh minh họa)
Cắt một bên ống dẫn trứng và khả năng thụ thai
Trong trường hợp đã cắt 1 bên ống dẫn trứng nhưng vòi trứng còn lại vẫn có khả năng hoạt động bình thường, người phụ nữ hoàn toàn có thể mang thai tự nhiên.
Mỗi tháng, hiện tượng rụng trứng sẽ xảy ra ở 2 bên buồng trứng và luân phiên nhau. Về lý thuyết, khả năng có thai tự nhiên của người phụ nữ bị cắt 1 bên vòi trứng sẽ giảm đi phần nào so với những người có đầy đủ hai bên vòi trứng. Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều phụ nữ vẫn có thể mang thai một cách tự nhiên ngay trong năm đầu sau khi phẫu thuật cắt bỏ một bên vòi trứng.
Do đó, việc cắt 1 bên ống dẫn trứng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng mang thai. Điều quan trọng đối với người phụ nữ mong muốn mang thai là giữ tâm trạng thoải mái, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, kiểm soát mức cân nặng hợp lý, duy trì lối sống khoa học và thói quen lành mạnh.
Trong những trường hợp ít gặp hơn, người phụ nữ phải loại bỏ một bên vòi trứng và một bên còn lại không hoạt động bình thường thì khả năng mang thai vẫn hoàn toàn có thể, nhưng hầu như phải cần đến những phương pháp hỗ trợ sinh sản, chẳng hạn như thụ tinh trong ống nghiệm. Với cách này, tinh trùng và trứng không cần phải gặp nhau tại vòi trứng nhưng người phụ nữ vẫn có khả năng mang thai bình thường. Tuy nhiên, các đôi vợ chồng nên kiên trì và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng, bởi vì không phải ca thụ tinh trong ống nghiệm nào cũng thành công ngay từ lần đầu tiên thực hiện.
Advertisement