×

Hồng Diễm cũng chỉ là n:.ạn nh:.ân!

Bộ phim Trạm Cứu Hộ Trái Tim đang gây chú ý trên khung giờ vàng của đài truyền hình quốc gia VTV. Tuy nhiên, mỗi tập phim trôi qua khán giả lại càng ngán ngẩm với các tình tiết lan man, kịch bản thiếu chiều sâu của tác phẩm.

Việc xây dựng những nhân vật thiếu điểm nhấn, tính cách đa phần có vấn đề khiến người xem khó chịu. Công chúng chỉ trích diễn viên vì diễn dở, hành động ngốc nghếch nhưng thực tế, họ cũng là nạn nhân của một kịch bản tệ hại.

Bộ phim biến các nhân vật nữ thành kẻ phản diện

Trong phim Trạm Cứu Hộ Trái Tim ngoại trừ nhân vật bà mẹ Hạ Lan do NSND Thu Hà thủ vai, nhân vật nữ nào cũng có vấn đề.

Nữ chính Ngân Hà (Hồng Diễm) bị chỉ trích là lơ ngơ, vô dụng. Ngân Hà vốn là tiểu thư xuất thân trong gia đình giàu có, kết hôn với người đàn ông cô yêu và có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Trừ việc chưa có con theo ước nguyện, Ngân Hà đang sống rất hạnh phúc.

Hồng Diễm cũng chỉ là nạn nhân! - Ảnh 1.

Thực tế, Ngân Hà không sai khi sống hiền lành tử tế. Nhưng kịch bản xây dựng bi kịch quá lố, đẩy cô vào tình cảnh bất nghĩa với cha.

Tuy nhiên, sóng gió ập đến khi chồng cũ của cô là Hữu Nghĩa (Quang Sự đóng) lật mặt cướp công ty, đẩy bố cô vào tù. Hắn cũng trả thù Ngân Hà bằng cách công khai thừa nhận ngoại tình, có gia đình riêng. Hắn cướp đoạt quyền làm mẹ của Ngân Hà bằng cách cho cô uống thuốc tránh thai trong nhiều năm. Lúc này, nữ chính Ngân Hà bị chỉ trích vì quá ngây thơ, tin tưởng vào chồng khiến tài sản của công ty bị mất, cha vướng vòng lao lý.

Sau đó, trong hành trình tìm lại những bị bị chồng cũ lừa gạt, Ngân Hà tỏ ra yếu đuối ủy mị. Các nhân vật như bạn thân Mỹ Đình (Thúy Diễm) hay mẹ là bà Hạ Lan thường xuyên nhận xét Ngân Hà là người ngu ngốc, tử tế quá mức, đó cũng là cảm nhận chung của khán giả về nhân vật này.

Ngân Hà không có hành động thiết thực để giúp cha mẹ. Bà Lan là người chủ động tìm cách bán tài sản để mua lại công ty dược Ngân Hà. Thậm chí, khi bà đưa ra những cách thức để tìm chứng cứ bằng việc nhờ bé Chi hay đưa mẹ chồng cũ là bà Xinh ra tòa làm chứng, Ngân Hà đều phản đối. Trong khi đó, cô chẳng có cách nào ngoại trừ ngồi than thân trách phận. Ngân Hà dựa nhiều vào sự giúp đỡ của Vũ, một người say mê cô, hay của những người bạn tốt.

Hồng Diễm cũng chỉ là nạn nhân! - Ảnh 2.

Là nữ chính nhưng không ít lần Ngân Hà bị nhân vật trong phim chê là ngu ngốc.

Kịch bản Trạm Cứu Hộ Trái Tim không xây dựng nữ chính đủ hấp dẫn, đủ cứng rắn thông minh để tìm lại công bằng cho mình. Trải qua 2/3 tập phim, Ngân Hà không có nhiều thay đổi dù gặp nhiều biến cố. Đây được coi là hành vi hạ thấp nữ chính, đề cao vai trò của nhân vật nam như Vũ với ý nghĩa giải cứu cô. Cuối cùng, hạnh phúc và sự bình yên của người phụ nữ vẫn phải đến từ người đàn ông.

Không chỉ Ngân Hà là nạn nhân của kịch bản, các nhân vật như Mỹ Đình (Thúy Diễm), An Nhiên (Lương Thu Trang), bà Xinh (NSND Mỹ Uyên) cũng không tránh khỏi những tình tiết gây ức chế cho người xem.

Mỹ Đình vốn được xây dựng là nhân vật phóng khoáng, trượng nghĩa, sẵn sàng hy sinh vì bạn bè. Nhưng vì để đẩy nhịp phim lên cao trào, biên kịch cho Mỹ Đình bắt cóc bé Gôn. Hành vi bắt cóc trẻ em vừa ngu ngốc vừa phạm pháp, người bình thường sẽ không ai hành động như vậy, nhưng Mỹ Đình vẫn không thấy bản thân sai. Do đó, nhân vật vốn được yêu thích của phim lại trở nên ngu ngốc, phá hoại.

Hồng Diễm cũng chỉ là nạn nhân! - Ảnh 3.

Mỹ Đình phá hoại tình cảm của bạn thân là Nam và phá hoại kế hoạch của Ngân Hà.

Hồng Diễm cũng chỉ là nạn nhân! - Ảnh 4.

Nhân vật An Nhiên lợi dụng cả thiên chức làm mẹ để đuổi cổ mẹ chồng về quê.

Hồng Diễm cũng chỉ là nạn nhân! - Ảnh 5.

Bà Xinh vốn là người hiền lành cũng trở thành kẻ đáng ghét.

Hay như bà Xinh, vốn là một người phụ nữ hiền lành, lại phải rơi vào tình huống lật mặt, phản bội con trai và con dâu, trở thành kẻ bội tín. Hành động sai trái của Nghĩa không liên quan tới bà Xinh, nhưng kịch bản phim sẵn sàng bôi nhọ nhân vật phụ nữ đến tận cùng.

Kịch bản phim đi vào lối mòn

Trạm Cứu Hộ Trái Tim còn bị chỉ trích là một tác phẩm mà ở đó phụ nữ là đối thủ liên tục công kích, chơi xấu, chửi rủa lẫn nhau. Trái ngược với phong trào Girls hepl girls đang được hưởng ứng trong nhiều tác phẩm của nước ngoài, phim Việt Nam vẫn loanh quanh với chuyện ngoại tình đánh ghen cướp chồng.

Những dự án như Gia Đình Mình Vui Bất Thình Lình vốn được khen ngợi nhờ tình cảm gia đình ấm áp, mẹ chồng vui vẻ bên con dâu thì vẫn phải chèn thêm những tập phim vợ chồng lục đục vì chuyện ngoại tình. Kéo dài nội dung càng khiến phim thêm lan man và khiến người xem mệt mỏi, song phải chăng các biên kịch Việt Nam cảm thấy “không cãi nhau không phải gia đình”, nên bắt buộc vợ hoặc chồng phải ngoại tình và xảy ra mâu thuẫn?

Hồng Diễm cũng chỉ là nạn nhân! - Ảnh 6.

Phim Việt thừa thãi tình tiết giật chồng tiểu tam, thiếu phim chữa lành.

Trạm Cứu Hộ Trái Tim khiến khán giả ngán ngẩm bởi kịch bản dài lê thê, thiếu sự hấp dẫn, đặc biệt là cách xây dựng nhân vật nữ thiếu sức mạnh, thiếu tính độc lập trong hành động và sự nghiệp.

Ngân Hà sau cú sốc về sự lừa dối của chồng, vẫn mải mê than thân trách phận mà không tự lập đứng lên. Mỹ Đình không có những tình tiết nói về công việc cụ thể, chỉ quanh quẩn bên nhân vật Nam. Ngay cả bác sĩ tâm lý của An Nhiên, cũng sẵn lòng vứt bỏ công việc của bản thân chỉ vì ham muốn trả thù, hả hê trong giây phút.

Kịch bản phim biến những người phụ nữ trở thành kẻ yếu đuối chỉ xoay quanh việc trả thù, khóc lóc. Trong khi đó, ở những bộ phim với nội dung tương tự của Hàn Quốc, Trung Quốc, phụ nữ luôn coi trọng sự nghiệp riêng của bản thân. Không ít nữ chính sau khi gia đình gặp biến cố đã mạnh mẽ vươn lên, trở thành bà chủ lớn. Đến bao giờ, kịch bản phim Việt mới có một nữ chính thực tế, mạnh mẽ đúng nghĩa?

Bộ phim cũng không ít lần bị khán giả chỉ trích vì sai kiến thức chuyên môn. Trong đó, có việc bác sĩ lừa dối bệnh nhân diễn ra liên tục dù nếu điều này có thật ở ngoài đời, bác sĩ có thể bị kiện tới mức mất luôn giấy phép hành nghề. Kiến thức về y khoa, luật của bộ phim không đủ kín kẽ khiến lời thoại của nhân vật thiếu sắc bén, lập luận không đủ chặt chẽ, đem lại cảm giác hời hợt cho người xem.

Hồng Diễm cũng chỉ là nạn nhân! - Ảnh 7.

Lời thoại vô tri, tình tiết thiếu logic khiến khán giả khó chịu.

Ngoài ra, Trạm Cứu Hộ Trái Tim còn có không ít sạn như lời thoại vô tri “Em ngu, em rất ngu”, “Nó rất là ngon”, “Tại sao? Em 35 tuổi bây giờ em còn hỏi tại sao?”. Trong hoàn cảnh diễn ra cuộc cãi vã, những lời thoại này không phù hợp, nó thiếu thông tin, thiếu cảm xúc và làm hỏng không khí của cả đoạn đối thoại.

Có thể nói Trạm Cứu Hộ Trái Tim không phải là một bộ phim chất lượng. Với những điểm yếu như vậy trong kịch bản, rất khó để các diễn viên có thể xây dựng được một nhân vật hay từ nó.

Theo Đời sống pháp luật

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinupdate247.com - © 2024 News