Sự thay đổi của vị danh tướng

Cuối thời Đông Hán, Lưu Biểu tự Cảnh Thăng, là dòng dõi Lỗ Cung vương Lưu Dư nhà Hán. Ông được triều đình sắc phong làm Kinh Châu Mục. Sau khi ổn định nơi này, Lưu Biểu không muốn mở rộng để tranh hùng với các sứ quân Trung Nguyên mà chỉ chuyên tâm phát triển dân sinh. Từ đó, Kinh Châu trở thành vùng đất bình yên trong thời Tam Quốc loạn lạc, nhiều người lựa chọn nơi đây để sinh sống, trong đó có Gia Cát Lượng.

Hai lần đánh bại Quan Vũ, khiến Tôn Quyền phải nhận thua, đây mới là đệ nhất danh tướng Tam Quốc - Ảnh 1.

Lưu Biểu không muốn mở rộng để tranh hùng với các sứ quân Trung Nguyên mà chỉ chuyên tâm phát triển dân sinh ở Kinh Châu. (Ảnh: Sohu)

Gia Cát Lượng nhìn thấy vấn đề nên nhận định rằng Lưu Biểu “không thể làm chủ” và khuyến khích Lưu Bị chiếm cứu Kinh Châu. Đáng tiếc, Lưu Bị không thể hoàn toàn chiếm cứ Kinh Châu nên nơi này sau đó trở thành “miếng bánh” cho Ngụy Thục Ngô tranh giành.

Khi Tào Tháo thống nhất phương Bắc, ông quyết định đưa quân về phía Nam thống nhất giang sơn. Trong lúc Tào Tháo xuống phương nam, Lưu Biểu chết vì tuổi già sức yếu, con trai ông là Lưu Tông kế nhiệm chức Kinh Châu mục.

Hai lần đánh bại Quan Vũ, khiến Tôn Quyền phải nhận thua, đây mới là đệ nhất danh tướng Tam Quốc - Ảnh 2.

Tào Tháo bị thuyết phục bởi lòng trung nghĩa của Văn Sính, từ đó trọng dụng, phong làm Thái thú Giang Hạ và trao cho binh quyền. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên, Lưu Tông biết thực lực yếu đã vội quy hàng Tào Tháo, do đó những tướng dưới quyền cũng theo quy thuận, trong đó có Văn Sính. Ban đầu, Văn Sính không đến gặp Tào Tháo, phải đến khi Tào Tháo cho mời riêng và hỏi nguyên nhân. Văn Sính đáp: “Ta không giữ được bờ cõi, xấu hổ khi gặp người đời.” Những lời này khiến Tào Tháo hết sức khen ngợi, nói rằng: “Trọng Nghiệp, khanh cũng là một tướng sĩ trung thành”Tào Tháo bị thuyết phục bởi lòng trung nghĩa của Văn Sính, từ đó trọng dụng, phong làm Thái thú Giang Hạ và trao cho binh quyền.

Danh tướng 2 lần đánh bại Quan Vũ

Văn Sính, tự Trọng Nghiệp, là người thuộc huyện Uyển thuộc quận Nam Dương. Văn Sính trong Tam Quốc chí chỉ xuất hiện một vài lần tuy nhiên ông được đánh giá là danh tướng không kém gì Triệu Vân. Theo sử sách ghi lại, Văn Sính là sư huynh của Triệu Vân, hai người là học trò của Đồng Uyên.

Hai lần đánh bại Quan Vũ, khiến Tôn Quyền phải nhận thua, đây mới là đệ nhất danh tướng Tam Quốc - Ảnh 3.

Theo sử sách ghi lại, Văn Sính là sư huynh của Triệu Vân, hai người là học trò của Đồng Uyên. (Ảnh: Sohu)

Văn Sính là một người văn võ song toàn, tài hoa hơn người, trung nghĩa chính trực. Trong lịch sử, Văn Sính có ba thành tích lớn, hai trong số đó là đánh bại Quan Vũ và một là đánh bại lãnh chúa Giang Đông lúc bấy giờ là Tôn Quyền.

Cụ thể, lần đầu tiên là vào năm Kiến An thứ mười tám, Văn Sính và Nhạc Tiến đại chiến với Quan Vũ ở Tầm Khẩu và đánh bại Quan Vũ. Văn Sính nhờ đó mà lập được đại công, được phong danh hiệu Diên Thọ Đình Hầu, và còn được phong làm tướng quân thủ thành.

Hai lần đánh bại Quan Vũ, khiến Tôn Quyền phải nhận thua, đây mới là đệ nhất danh tướng Tam Quốc - Ảnh 4.

Trong lịch sử, Văn Sính từng hai lần đánh bại Quan Vũ. (Ảnh: Sohu)