Trong Tam Quốc, bên cạnh các vị quân sư, mãnh tướng, còn có một số mỹ nhân có sắc đẹp khuynh thành, có thể làm xiêu lòng những vị anh hùng, hào kiệt hàng đầu của ba tập đoàn chính trị mạnh nhất.

Nhắc đến mỹ nhân thời Tam Quốc, hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến Điêu Thuyền, một trong tứ đại mỹ nhân, bên cạnh Tây Thi, Vương Chiêu Quân và Dương Ngọc Hoàn. Nhan sắc của nàng được ví là “bế nguyệt”, tức là khiến mặt trăng xấu hổ mà giấu mình đi. Theo Tam Quốc diễn nghĩa, Điêu Thuyền được coi là mỹ nhân làm thay đổi lịch sử khi khiến liên minh Đổng Trác – Lã Bố bị tan rã. Số phận của nàng cũng có nhiều dị bản khác nhau.

Cho đến nay, sự tồn tại của Điêu Thuyền vẫn còn bị nghi ngờ. Thế nhưng, dù Điêu Thuyền có thực thì nàng vẫn không được coi là đệ nhất mỹ nhân Tam Quốc, bởi vì một người. Đó là Chân Mật.

Đệ nhất mỹ nhân Tam Quốc từng khiến 3 cha con Tào Tháo say mê: Không ngờ chịu kết cục bi thảm - Ảnh 1.

Chân Mật có xuất thân danh môn, nổi tiếng với nhan sắc yêu kiều.

Mỹ nhân xuất thân danh môn

Trong dân gian có lưu truyền một câu nói nổi tiếng: “Giang Nam hữu Nhị Kiều, Hà Bắc Chân Mật tiếu“. Câu nói này có nghĩa là Giang Nam có Tiểu Kiều và Đại Kiều, còn Hà Bắc có Chân Mật. Đây là những mỹ nhân quốc sắc thiên hương, nổi tiếng với sắc đẹp khuynh thành.

Chân Mật (183 – 221), hay Chân Lạc, sinh ra trong một dòng họ thuộc hàng đại thế gia, nhiều đời thế tập chức Quận thủ, tại huyện Vô Cực, Trung Sơn, nay thuộc tỉnh Hà Bắc.

Khi Chân Mật mới lên 2 tuổi, dù cha mất sớm nhưng gia đình họ Chân vẫn còn khá giả. Một lần, mẹ của Chân Mật đưa các con đến gặp một thầy bói có tiếng nhờ xem tướng. Thầy bói chỉ vào Chân Mật phán rằng: “Mai này cô bé sẽ trở thành một người tôn quý“.

Khi lớn lên, Chân Mật trở thành mỹ nhân có nhan sắc diễm lệ, vừa công dung ngôn hạnh, vừa tinh thông cầm kỳ thi họa. Nàng được gả cho Viên Hy, con trai của Viên Thiệu, một trong những thế lực chư hầu hùng mạnh nhất vào cuối thời Đông Hán.

Sau đó, khi Viên Hy đi trấn thủ U Châu, Chân Mật không theo mà ở lại Nghiệp Thành để phụng dưỡng mẹ chồng.

Sau đó, Viên Thiệu bị Tào Tháo đánh bại trong trận Quan Độ (năm 200), hai năm sau ông sinh bệnh nặng qua đời. Nhà họ Viên lục đục khi con trưởng là Viên Đàm và con thứ ba là Viên Thượng tranh giành quyền thừa kế. Nhân đó Tào Tháo chia rẽ và đánh bại anh em Viên Đàm, Viên Hy. Từ đó, nhà họ Viên chính thức sụp đổ.

Đệ nhất mỹ nhân Tam Quốc từng khiến 3 cha con Tào Tháo say mê: Không ngờ chịu kết cục bi thảm - Ảnh 2.

Tào Phi si mê Chân Mật và nhất quyết xin Tào Tháo cho phép lấy Chân Mật làm vợ.

Hồng nhan bạc mệnh

Đệ nhất mỹ nhân Tam Quốc từng khiến 3 cha con Tào Tháo say mê: Không ngờ chịu kết cục bi thảm - Ảnh 3.

Tào Tháo nghe danh tiếng về nhan sắc của Chân Mật từ lâu.

Tào Tháo nổi tiếng là có hứng thú đặc biệt với vợ của kẻ địch. Hơn nữa, Chân Mật vốn nổi danh có nhan sắc khuynh thành. Do đó, vào năm 204, sau khi hạ được Nghiệp Thành, Tào Tháo ra lệnh bắt sống gia quyến họ Viên.

Tào Tháo vốn định chiếm Chân Mật làm của riêng, nhưng con trai của ông là Tào Phi lại là người đầu tiên dẫn quân và Viên phủ và đã gặp được Chân Mật trước. Lúc bấy giờ, Tào Phi mới 18 tuổi, còn Chân Mật đã 22 tuổi. Tuy nhiên, chàng công tử của họ Tào lại hoàn toàn si mê nhan sắc của Chân Mật ngay từ lần đầu gặp gỡ.