Mới đây, cộng đồng mạng phát hiện, trên tay ông Thích Chân Quang có đeo một chiếc đồng hồ Rolex Daytona, trị giá khoảng hơn 26 ngàn đô la Mỹ.

Đồng hồ Thụy Sĩ không chỉ dùng để xem giờ, mà được coi là món hàng trang sức đắt tiền. Nếu chỉ đơn giản xem giờ, thì điện thoại nào cũng xem được, đồng thời có rất nhiều loại đồng hồ rẻ bèo khác.

Bộ sưu tập' đồng hồ của thầy Thích Chân Quang | AI Hay

Chưng diện cho bản thân bằng những món trang sức đắt tiền, là nhu cầu bình thường của con người, còn với bậc tu hành, thì có cần chưng diện hay không? Có cần khoe khoang để thiên hạ biết mình giàu, mình sang, mình đẳng cấp hay không? Đó không phải là tâm tham sân si hay sao? Nhiều người đặt câu hỏi, vậy ông Thích Chân Quang lấy tiền đâu ra mà mua những món đồ đắt giá như vậy?

Chân tu thì đem lại ánh sáng trí tuệ cho dân chúng, còn thợ tu, hay còn gọi là sư quốc doanh, thì lại truyền bá mê tín dị đoan, lừa dối những người mê muội để trục lợi.

Trước đó, xung quanh phát ngôn về luật nhân quả của Thượng tọa Thích Chân Quang trong một số clip được lan truyền trên mạng xã hội, Đại đức Nguyên Chính – Ủy viên Hội đồng trị sự, Phó Chánh Văn phòng I T.Ư GHPGVN – xác nhận với Tiền Phong GHPGVN đã làm việc với Thượng tọa Thích Chân Quang.

Theo đó, GHPGVN đã giao Ban Hoằng pháp T.Ư và Văn phòng II T.Ư GHPGVN làm việc tại thiền viện quảng Đức (TPHCM) hôm 19/4 nhằm kiểm điểm, chấn chỉnh các nội dung phát ngôn của Thượng tọa Thích Chân Quang gây xôn xao dư luận.

Về vấn đề này, Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó chủ tịch Tổng thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN – đã giải đáp trên báo Giác Ngộ. Giáo hội khẳng định Thượng tọa Thích Chân Quang là trụ trì chùa Phật Quang do Ban trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quản lý, không tham gia các ban ngành của T.Ư GHPGVN, không tham gia ban lãnh đạo Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Giáo hội đã làm việc với Thượng tọa Thích Chân Quang về phát ngôn gây ồn ào ảnh 1

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã làm việc với Thượng tọa Thích Chân Quang.

“Giáo hội đang tập hợp thông tin, sẽ xử lý theo quy định Tăng sự khi có đủ cơ sở. Văn phòng T.Ư GHPGVN sẵn sàng tiếp nhận các phản ánh bằng văn bản chính thức liên quan vấn đề này”, Thượng tọa Thích Đức Thiện nêu.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục chấn chỉnh việc thuyết giảng của tăng, ni nhất là việc thuyết giảng trên không gian mạng.

Giáo hội lên tiếng về hiện tượng Thích Minh Tuệ

Ngày 16/5, Thượng tọa Thích Đức Thiện thay mặt Ban thường trực Hội đồng trị sự GHPGVN ký công văn số 151/HĐTS-VP1 thông báo về người được mạng xã hội gọi là “sư Thích Minh Tuệ”.

“Qua tìm hiểu xác minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN khẳng định người đàn ông này không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của GHPGVN. Điều này cũng đã được chính người đàn ông này khẳng định trong các clip trên mạng xã hội”, Hội đồng trị sự nêu.

Người được nhiều TikToker, YouTuber quay video đưa lên mạng tên là Lê Anh Tú, sinh năm 1981 tại Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Ông Lê Anh Tú sau khi từ bỏ công việc tại tỉnh Phú Yên đã thực hiện một vài lần đi bộ hành từ Khánh Hòa ra các tỉnh phía Bắc và ngược lại. Tuy nhiên, lần này một số người dùng mạng xã hội đã sử dụng hình ảnh đi bộ của ông Lê Anh Tú tạo sự hiếu kỳ, thu hút nhiều người dân đi theo, tạo nên hiệu ứng câu view và có nhiều bình luận xuyên tạc đời sống tu hành của tăng ni, Phật tử GHPGVN.

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố có thông báo tới đông đảo Phật tử và nhân dân được biết để không ngộ nhận ông Lê Anh Tú là nhà sư, liên hệ với chính quyền địa phương có biện pháp ngăn chặn hành vi sử dụng mạng xã hội tạo làn sóng dư luận xúc phạm GHPGVN.