Chỉ trong vài tháng chuyển chủ lòng vòng, dự án 39-39B Bến Vân Đồn cũng chính là dự án khiến bà Nguyễn Thị Như Loan – mẹ Cường Đô La bị bắt đã thu về hàng trăm tỷ đồng tiền lãi. 

Liên quan đến vụ việc bà Nguyễn Thị Như Loan – Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai bị bắt vào ngày 19/7 vừa qua, dự án 39-39B Bến Vân Đồn cũng trở thành tâm điểm chú ý. Đây cũng chính là dự án khiến bà Loan – mẹ Cường Đô La bị bắt.

Dự án 39-39B Bến Vân Đồn hay còn có tên gọi khác là The Tresor sau khi hoàn thành là 1 trong những dự án ‘nóng’ nhất thị trường BĐS TP.HCM trong những năm gần đây. Khu phức hợp căn hộ, thương mại, văn phòng, dịch vụ cao cấp này thu hút sự quan tâm lớn của dư luận sau khi bà Nguyễn Thị Như Loan bị bắt.

z5647977852489f52543dc9dd24a6fe9c56b0e6a8951d9-17213724102121024504326_11zon

Theo đó, năm 2014, bà Loan đã mua ‘đứt’ 100% vốn dự án 39-39B Bến Vân Đồn của Công ty TNHH Phú Việt Tín (chủ đầu tư dự án 39-39B Bến Vân Đồn). QCG được cho là đã chi 464 tỉ đồng cho giao dịch này. Tuy nhiên, khi dự án này vướng vào sai phạm sử dụng đất công, vốn dĩ thuộc quyền quản lý của 2 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, phía QCG đã khẳng định chưa bao giờ làm việc , đàm phán trực tiếp với Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai và Công ty Cao su Bà Rịa liên quan đến việc nhận chuyển nhượng vốn góp này.

Qúa trình chuyển chủ lòng vòng của Quốc Cường Gia Lai với dự án 39-39B Bến Vân Đồn đã giúp công ty này thu về lãi 382 tỷ đồng chỉ trong vài tháng.

cbd18e9d-b79f-4e0c-bc76-6bcb4af6e7b3-17214582914741192623682

Theo đó, vào ngày 4/8/2014, bà Nguyễn Thị Như Loan, trên cương vị Chủ tịch HĐQT Công ty Quốc Cường Gia Lai đã ký quyết định cử chính mình làm đại diện phần vốn góp có giá trị 5,94 tỷ đồng, tương đương tỉ lệ 99% vốn của Công ty Phú Việt Tín.

Đến ngày 3/9/2014, Công ty Quốc Cường Gia Lai chuyển nhượng 30 triệu đồng, tương đương tỉ lệ 0,5% vốn điều lệ của Công ty Phú Việt Tín, cho bà Lại Thị Hoàng Yến.

Chỉ một tuần sau, vào ngày 10/9/2014, Công ty Quốc Cường Gia Lai nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Công ty Phú Việt Tín từ Tổng công ty Cao su Đồng Nai với tỷ lệ 0,72% vốn chủ sở hữu, tương đương 42,3 triệu đồng và từ Công ty Cao su Bà Rịa với tỷ lệ 0,28%, tương đương 16,8 triệu đồng. Từ đó, tỷ lệ sở hữu vốn góp của QCG tại Công ty Phú Việt Tín lên đến 99,5%, gần như thâu tóm toàn bộ dự án.

Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau đó, Công ty Quốc Cường Gia Lai đã chuyển nhượng 94% phần vốn góp của mình trong Công ty Phú Việt Tín và quyền khai thác dự án bất động sản cho hai công ty khác là Công ty CP BĐS Thịnh Vượng (40% vốn góp, tương ứng 340 tỷ đồng) và Công ty CP Biệt thự Thành phố (54% vốn góp tương ứng 459 tỷ đồng). Tổng số tiền mà Công ty Quốc Cường Gia Lai thu về sau khi chuyển nhượng 94% tỷ lệ vốn góp tại Công ty Phú Việt Tín là gần 800 tỷ đồng.

d68732ce-c936-428b-9a09-2e98ee4c0968-17214595436251786930156

Như vậy chỉ trong vài tháng ngắn ngủi chuyển đổi, Quốc Cường Gia Lai đã thu về 382 tỷ đồng tiền lãi, được ghi nhận trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2014 của QCG.

Hiện tại, dự án này đã hoàn thành và các căn hộ đã được bán hết cho người sử dụng. Tuy nhiên, còn vướng mắc pháp lý và đang bị cơ quan chức năng thanh tra, người dân mua căn hộ tại dự án vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.