Giờ ngồi nghĩ lại, tôi mới thấm câu người ta vẫn nói: ‘Già đầu rồi mà còn n/g/u’. Tôi cũng không dám nói với ai nhưng trong lòng cảm thấy xót xa vô cùng, vừa tiếc tiền vừa tự giận bản thân mình sao lại để đứa con dâu ‘tí tuổi đầu’ qua mặt mình dễ dàng như vậy.
Tôi kể câu chuyện của tôi ra đây mong nhận được lời khuyên chân thành của mọi người!
Tôi sinh được 2 đứa con, đủ nếp đủ tẻ. Khi con gái lấy chồng xa, hai vợ chồng tôi quyết tâm kéo con trai về quê làm việc để kiếm vợ gần nhà. Sau 3 năm kiên trì thuyết phục con, cuối cùng chúng tôi cũng đạt được mục đích.
Sau ngày con trai lấy vợ cùng quê, 2 vợ chồng nó sống chung với chúng tôi (là bố mẹ chồng) được 4 năm.
Trong những năm tháng ấy, tôi cũng tự nhận thấy mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu không được thuận lợi lắm. Quan điểm sống của 2 mẹ con khác biệt hoàn toàn.
Ví dụ như khi chăm sóc cháu nội, tôi cho rằng trẻ nhỏ đeo bỉm nhiều sẽ ngứa ngáy khó chịu và tốn kém tiền bạc. Nhưng con dâu lại cho bé dùng bỉm cả mùa đông cũng như mùa hè, 24/24 không lúc nào chịu để cho đứa nhỏ được thoải mái khiến tôi rất sót ruột.
Quá trình chung sống có nhiều điều không hợp nên tôi cũng không ngăn cản khi các con muốn ra ở riêng, ảnh: dSD
THêm nữa, con dâu có thói quen thích trà sữa nên ngày nào cũng làm một ly dù cho có bầu hay con bú vẫn không thể thiếu món khoái khẩu đó. Nghe mỗi ly từ 30 đến 50 nghìn mà tôi xót ruột góp ý thì con nói tiền làm ra thì có quyền chi tiêu theo ý mình, bà không cho thì cũng đừng ngăn cản. Tôi cũng đành nín thing.
Sau khi con dâu không có sữa cho cháu bú, tôi khuyên con ăn sáng và mua nhiều đồ bồi bổ nhưng con không chịu. Con nói sợ béo xấu xí, thế nên luôn ăn ít để giảm cân. Vậy là cháu tôi mới hơn tháng tuổi đã phải bú sữa ngoài.
Vậy là những điều tôi cho là có lợi thì con dâu lại chẳng lọt tai, còn những điều con dâu cho là đúng thì tôi thấy sai rành rành. Quan điểm trái ngược nhau khiến 2 mẹ con cảm thấy không hề thoải mái khi sống cùng nhau.
Vì thế, lúc con trai đề xuất muốn ra ngoài sống, tôi cũng không muốn giữ vợ chồng làm gì. Bởi tôi sợ sự căng thẳng sẽ làm tình cảm mẹ chồng nàng dâu rạn nứt, thế nên cứ sống xa nhau có khi lại là cách tốt nhất để giữ tình cảm.
Tôi cứ nghĩ con trai sẽ thuê phòng trọ ở tạm, nào ngờ con muốn mua nhà riêng. Nghe con dâu nói nhà ngoại cho 1,3 tỷ mua nhà và đi vay mỗi người một ít nữa là đủ. Tôi kinh ngạc khi nhà thông gia lại cho các con số tiền lớn thế, bởi theo những gì tôi biết thì điều kiện của họ không giàu có gì và nhà lại còn đông con nhiều cháu.
Thấy tôi tỏ vẻ nghi ngờ, con dâu nói:
– Ngày trước bố con đi buôn kiếm được khá nhiều tiền. Không muốn các con sống dựa dẫm nên ông bà luôn tỏ vẻ nghèo khó, chứ thực chất là giàu ngầm.
Từ lúc biết thông gia cho nhiều tiền, vợ chồng tôi nghĩ rất nhiều, không biết cho con bao nhiêu cho hợp lý. Cuối cùng chồng tôi quyết định câu:
– Chúng ta có mỗi con trai sống gần, về già phải dựa vào con cháu. Vì vậy cần đối xử tốt thì các con mới nể phục và sau này mới sống an nhàn được. Vợ chồng mình cả đời tiết kiệm được hơn 1 tỷ, không thể cho con cái hết được mà phòng lúc ốm đau. Tôi nghĩ cho con 800 triệu là được rồi.
Tôi choáng váng khi biết tất cả chỉ là một màn kịch do con dâu dựng nên, ảnh: dsD
Thật ra với tôi thì 800 triệu là quá nhiều chứ không phải ít. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, nhà ngoại c ho 1,3 tỷ mà chẳng nhẽ bên nội lại cho ít thì thấy cũng không được. Đặc biệt là suy nghĩ sau này vợ chồng tôi già cũng phải nhờ ở con trai con dâu nên cuối cùng, tôi đồng ý với phương án của chồng.
Ngay tối hôm đó, chúng tôi công bố số tiền sẽ cho các con và nhắc nhở bọn chúng chọn nhà phù hợp với túi tiền mua cho sớm để lâu lại tiêu hết tiền.
Khi biết bố mẹ cho khoản tiền như vậy, các con vui lắm và cảm ơn rối rít. Con dâu còn hứa sau này về già sẽ đối xử bố mẹ thật tốt.
Tối hôm kia, có lẽ tôi ăn nhiều nên trằn trọc ngủ không ngon giấc phải dậy đi vệ sinh. Lúc đi qua phòng ngủ của con trai, thấy đèn còn bật sáng và có tiếng nói chuyện nên tôi dừng lại.
Tôi choáng váng khi nghe cuộc nói chuyện của vợ chồng con trai. Con trai tôi nói giọng trách vợ:
– “Nhận số tiền lớn của bố mẹ, anh thấy rất hối hận và tội lỗi. Rõ ràng nhà ngoại chẳng cho gì, vậy mà em lại nói với mọi người là cho 1,3 tỷ. Còn bố mẹ anh cho tiền thật lại mang tiếng ít hơn nhà ngoại. Chúng ta nên đính chính lại vẫn tốt hơn em ạ”.
Con dâu cũng chẳng chịu thua:
– “Nếu chúng ta không dùng cách khích tướng thế, liệu bố mẹ anh có chịu cho số tiền lớn thế không? Đáng nhẽ nhận được tiền anh còn phải cảm ơn em vì đã nghĩ ra cách hay chứ. Nếu không chắc bố mẹ anh cho 100-200 triệu là cùng. Thôi chuyện đã xong rồi cứ để thế, anh đừng nói gì hết, rồi mọi chuyện sẽ dần chìm xuống”.
Tôi già đời rồi mà không nhận ra mưu kế của con dâu. Tôi về kể cho chồng nghe. Vợ chồng tôi giận lắm nhưng không biết nên nói ra hay im lặng “ngậm bồ hòn làm ngọt” nữa.