Tuần trước, con trai tôi về thăm, thấy mẹ và bà ăn uống tằn tiện quá nên rút 5 triệu biếu bà. Con tôi còn dặn bà cứ ăn tiêu thoải mái, hết tiền sẽ chu cấp tiếp.
Trước khi chồng tôi mất, anh ấy nói từng đưa cho mẹ 500 triệu lập sổ tiết kiệm, vì thế sau này tuổi già của mẹ, con cháu không phải lo lắng nữa. Vài tháng sau đó, tôi nhớ lại lời căn dặn của chồng và hỏi mẹ về khoản tiền gửi tiết kiệm có thật không.
Khi đó mẹ chồng nói là có và đang gửi ngân hàng, mỗi tháng lấy số lãi để chi tiêu sinh hoạt. Nghe mẹ nói thế nên tôi yên tâm và không để ý đến khoản tiền đó nữa.
Gần 30 năm làm dâu, tôi và mẹ chồng rất ít khi ngồi nói chuyện với nhau được lâu. Bởi 2 người khắc khẩu, nói chuyện được vài câu đã tranh cãi gay gắt. Những lời tôi khuyên bảo thật lòng bà không tin và cho rằng tôi sống hoang phí, bảo thủ, khó tính.
Đồ ăn của mẹ chồng rất đơn giản, ngày nào cũng chỉ có bát cơm với 1 món kho là đủ. Món kho của bà kho rất mặn, ăn cả tuần mới hết. Lo sức khỏe của bà không đảm bảo, tôi mua cho bà cái tủ lạnh để bỏ bát kho mặn vào trong đó. Vậy mà bà không chịu bỏ đồ kho vào đó, mà vẫn theo thói quen để trên bếp và rút tủ lạnh ra.
Bà bảo cái tủ lạnh để mỗi bát kho mặn mà mỗi tháng tốn cả 100 nghìn tiền điện, cả tháng bà dùng cũng không hết bằng đó tiền điện. Chỉ vì tiếc tiền điện mà mẹ chồng không chịu dùng tủ lạnh và chấp nhận ăn đồ kho bị thiu.
Gần 30 năm làm dâu, tôi và mẹ chồng rất ít khi ngồi nói chuyện với nhau được lâu, bởi 2 người khắc khẩu. (Ảnh minh họa)
Mấy tháng nay, sức khỏe mẹ chồng yếu, tôi chuyển công việc về gần nhà nội làm để tiện chăm sóc cho mẹ. Vì muốn mẹ có sức khỏe chống đỡ bệnh tật nên tôi thường xuyên thay đổi chế độ ăn và món ăn phong phú. Nhưng mẹ chồng không ăn mà luôn miệng chê tôi hoang phí, bà chỉ cần ăn đơn giản là đủ, không cần những món tốn tiền.
Tuần trước, con trai tôi về thăm, thấy mẹ và bà ăn uống tằn tiện quá nên rút 5 triệu biếu bà. Con tôi còn dặn bà cứ ăn tiêu thoải mái, hết tiền sẽ chu cấp tiếp.
Ngày hôm kia, có người rao bán cá ngoài đường, tôi định mua mà hết tiền mặt nên hỏi vay mẹ chồng 500 nghìn. Nào ngờ bà nói không có tiền và bảo tôi qua hàng xóm mà vay.
Tôi hỏi khoản tiền 5 triệu cháu trai biếu tuần trước đâu, gặng hỏi mãi bà mới chịu nói là cho chú Thịnh là em của mẹ chồng tôi vay. Chú Thịnh gia cảnh nghèo khó, chỉ biết vay tiền mà không chịu trả tiền.
Tôi hỏi mẹ đã cho chú ấy vay bao nhiêu tiền. Lúc đầu bà nói 5 triệu nhưng khi tôi hỏi về những khoản tiền mà con cháu cho trong nhiều năm nay đâu và cả khoản tiền 500 triệu chồng tôi gửi ngân hàng cho bà rút lãi. Bà im lặng không trả lời được làm tôi bắt đầu nghi ngờ.
Mẹ chồng nói không có tiền và bảo tôi qua hàng xóm mà vay. (Ảnh minh họa)
Trước sự thuyết phục của tôi, cuối cùng mẹ chồng cũng chịu nói sự thật. Mẹ bảo mấy năm nay, gia đình chú Thịnh khó khăn và thường xuyên qua vay tiền bà. Là chị em ruột, bà không thể đứng nhìn chú ấy túng thiếu được. Vì thế có bao nhiêu tiền đều đưa cho chú ấy vay hết. Hiện tại trong nhà không còn đồng nào nữa.
Tôi bàng hoàng khi nghe những lời mẹ chồng nói. Cứ nghĩ sống bằng ấy tuổi rồi thì mẹ phải biết giữ tiền, nào ngờ lại tin tưởng người em xấu, có bao nhiêu tiền cho vay hết, rồi lúc cần có đòi được không. Mẹ khẳng định chú Thịnh sẽ trả sòng phẳng khi bà ấy cần.
Sáng hôm qua, tôi và mẹ qua nhà chú Thịnh để đòi tiền. Mẹ chồng tôi liệt kê ra những khoản tiền mà đã cho vay, tổng cộng là 700 triệu nhưng vợ chồng chú ấy chối ngay. Chú Thịnh nói:
“Gia đình dù có nghèo khó thật đấy nhưng không bao giờ vay của chị đồng nào. Chị già rồi lúc nhớ lúc quên, cho ai vay không nhớ nữa cứ qua nhà em đòi là không được đâu. Nếu chị vẫn khẳng định cho em vay thì chứng cứ đâu, cứ đưa ra đây em trả hết ngay”.
Mẹ chồng còn nhớ rất rõ ngày tháng và thời điểm giao tiền cho chú Thịnh nhưng không có giấy tờ gì làm bằng chứng. Chúng tôi không biết làm sao để lấy lại số tiền đã cho chú Thịnh vay nữa?
Chia sẻ