Nhìn qua, ai cũng tưởng cụ bà này có những năm tháng tuổi già viên mãn. Song mọi chuyện bên trong chẳng màu hồng như vậy.
2 con trai là niềm tự hào
Ở tuổi 68, trong mắt họ hàng, tôi là một người có những năm tháng tuổi già viên mãn. Mỗi tháng, tôi đều đặn nhận được mức lương hưu 4.000 NDT (13,9 triệu đồng). Đó chưa kể, tôi còn có một ngôi nhà ở khu đất vàng đang cho thuê với mức phí cao gấp 2 lần lương hưu được trả. Tôi cũng có 2 cậu con trai đã lập gia đình và làm việc ở thành phố. Nhìn qua, ai cũng nghĩ rằng tôi hạnh phúc khi có đầy đủ điều kiện về vật chất, không phải lo nghĩ quá nhiều cho những ngày tháng sau này.
Khi ông xã còn sống, cuộc sống của tôi hạnh phúc như những gì mọi người thấy. Tuy nhiên, kể từ khi ông ấy qua đời cách đây 2 năm, tôi dần lo lắng về quãng đời phía sau của mình. Và vào năm 71 tuổi, sau hơn 2 năm sống 1 mình, không còn sự lựa chọn nào khác, tôi quyết định bán tất cả nhà cửa để vào viện dưỡng dưỡng lão.
Có thể, quyết định này của tôi khiến nhiều người đàm tiếu. Bởi tôi có đến 2 người con trai tại sao lại phải đi đến lựa chọn này. Song thực tế câu chuyện khiến tôi khó có thể làm khác.
Quay ngược về quá khứ, ở thời điểm tôi sinh được 2 cậu con trai sinh đôi đó là một niềm vui lớn. Bởi trong giai đoạn đó đang thực hiện kế hoạch hoá gia đình, những gia đình công chức như vợ chồng tôi chỉ được phép sinh tối đa 1 con, không phân biệt nam nữ. Vì thế, việc sinh đôi con trai đó là may mắn lớn.
Tôi là giảng viên đại học còn chồng tôi làm việc ở xã. Chính vì thế, chúng tôi luôn đề cao và đầu tư cho con học hành. Từ tiểu học cho đến khi lên đại học, chúng tôi ít khi phải quát mắng về việc học của tụi nhỏ. Chúng luôn bảo nhau học tập và cùng phấn đấu.
Sau khi tốt nghiệp, chúng chọn phát triển sự nghiệp ở thành phố lớn. Cậu cả làm việc cho doanh nghiệp nhà nước. Còn em út đầu quân cho tập đoàn nước ngoài. Nhìn chung, thu nhập của 2 đứa ngang nhau, công việc không quá vất vả. Và tất nhiên đây là niềm tự hào của vợ chồng tôi. Đó cũng là điều nhiều người ghen tị với chúng tôi bởi có con cái thành đạt, tương lai sẽ không phải lo nghĩ nhiều.
Song thực tế, từ khi chọn làm việc trên thành phố, bận rộn với công việc, cả 2 con trai tôi đều ít khi về thăm bố mẹ. Quanh năm nhiều dịp lễ nhưng chúng cũng chỉ về mỗi ngày Tết. Sau khi lập gia đình, thậm chí Tết các con cũng chẳng về.
Khi đó, vẫn trong thời gian làm việc, chúng tôi ra sức “cày cuốc”, nhận thêm việc để gia tăng thu nhập, cũng là cách để thời gian trôi qua nhanh. Song mãi cho đến khi nghỉ hưu, thời gian rảnh nhiều. Cuộc sống dần trở nên nhàm chán khi chẳng được ở gần con cháu. Vì thế, vợ chồng tôi dành phần lớn thời gian để đi du lịch. Tuy nhiên, tuổi cao sức yếu nên chúng tôi cũng chỉ thực hiện được vài chuyến, rồi lại phải ở nhà do đau nhức xương khớp.
Có 2 con trai nhưng không ai nuôi được mẹ
Cách đây 2 năm, chồng tôi đột ngột qua đời. Sau đó, cuộc sống của tôi rơi vào tẻ nhạt vì không có ai bầu bạn. Thấy vậy các con ngỏ ý đón tôi lên thành phố ở cùng. Tôi nghĩ, đó là cách tốt nhất ở thời điểm đó bởi được gần các con nên đồng ý ngay.
Cuộc sống tuổi già ở nhà con trai có vẻ ổn trong thời gian đầu. Song về lâu dài, tôi phải thừa nhận rằng không thể thoải mái bằng việc ở riêng. Bởi vì dù sao khoảng cách thế hệ sẽ dẫn đến những bất đồng quan điểm, khó có thể dung hoà.
Tôi sống thử với gia đình con cả 3 tháng. Mặc dù con cả đối xử với tôi rất tốt. Tuy nhiên, con dâu luôn tạo khoảng cách với tôi trong mọi việc. Dẫu không có cãi nhau, tuy nhiên, gia đình hiếm khi có tiếng cười. Nhà đông người nhưng không ấm áp. Thật sự tôi thấy không bằng sống 1 mình ở quê.
Ở chưa đầy 3 tháng, tôi lại khăn gói sang nhà con út ở. Cả 2 vợ chồng chúng đối xử với tôi rất tốt. Tuy nhiên, chúng quá nghiện công việc. Ở chung nhà nhưng có khi đến mấy ngày tôi mới gặp mặt con. Bởi chúng về nhà khi tôi đã ngủ và lại xách cặp đi làm từ sáng sớm. Hơn nữa, ở chung cư, hàng xóm ít khi tiếp xúc, trò chuyện. Vì thế, tôi cứ lủi thủi quanh quẩn ở nhà 1 mình.
Sau 2 tháng ở cùng con trai út, tôi nói dối muốn về quê vì nhớ nhà. Về quê tôi được hít thở bầu không khí trong lành. Tuy nhiên, tôi vẫn không thể nào giúp cuộc sống nghỉ hưu bớt tẻ nhạt. Lúc đó, tôi đã nghĩ đến việc vào viện dưỡng lão.
Ngay sau đó, tôi đã đến thăm 1 số viện dưỡng lão ở địa phương. Trước đây, tôi vẫn nghĩ, chỉ những cụ già không còn con cái hay mắc bệnh nặng mới phải vào đây. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với mọi người trong đây, tôi nhận ra không phải vậy.
Trong viện dưỡng lão, các cụ ông, cụ bà vẫn khoẻ mạnh và có con cái đến thăm. Cuộc sống trong đây khiến họ vui hơn ở nhà vì có người trò chuyện.
Sau vài lần đi thăm một số viện dưỡng lão, tôi đã tìm được một địa điểm ưng ý với mức giá 5.500 NDT/tháng gồm cả tiền ăn ở. Tôi sẽ sống cùng 3 người nữa trong 1 phòng. Tôi đã hỏi các cụ bà sống ở đó và họ hài lòng về chất lượng dịch vụ.
Ngay sau khi xem và ưng địa điểm, tôi đã đặt cọc tiền. Về nhà, tôi cũng chỉ gọi điện thông báo cho các con về dự định sắp tới của mình. Cả 2 con trai tôi đều phản đối. Tuy nhiên, tôi đã quyết khó ai có thể thay đổi. Không còn cách nào, các con tôn trọng sự lựa chọn của tôi.
Lương hưu chỉ được 4.000 NDT/tháng trong khi tiền trả cho viện dưỡng lão lên đến 5.500 NDT/tháng. Không muốn làm phiền đến các con, tôi quyết định bán luôn căn nhà ở khu đất vàng. Sau 1 tháng rao bán, tôi đã sang nhượng được với mức giá 1,2 triệu NDT (4,1 tỷ đồng). Số tiền này tôi quyết định không chia cho bất kỳ ai nhằm đảm bảo những năm tháng sắp tới.
Ngay sau khi nhận được tiền, tôi cũng sắp xếp đồ đạc để chuyển vào viện dưỡng lão. Trước đây, tôi vẫn nghĩ rằng tuổi già chỉ cần có tiền, sống trong nhà cao cửa rộng là đủ. Ngẫm lại, tôi mới thấy rằng đúng là như vậy sẽ đủ về mặt vật chất. Tuy nhiên, bạn sẽ không vui bởi không có ai bầu bạn.
News
Tôi 35t vẫn là gái tân, quá lứa lỡ thì nên tặc lưỡi lấy ông l-ão U90 giàu có làm chồng. Đêm tân hôn đang h-ừng h-ực thì chiếc ảnh trên giá rơi xuống l-ộ luôn thứ ch-ấn động
Hôm ăn hỏi cũng như đám cưới tôi, cả làng trên xóm dưới đều phải ngước nhìn và ngưỡng mộ. Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn. Nhà tôi bố mẹ cũng đều làm nông nên quanh…
Các cụ dặn: Tháng cô hồn không nên mua 3 thứ này kẻo rước h-ọa vào thân, gia đình đau ốm triền miên
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch – tháng cô hồn là thời điểm xui xẻo. Người ta hay tránh mua một số đồ vật để không gặp những điều không hay xảy ra. Theo quan niệm của…
Thịt bò rất bổ nhưng nhóm người này tuyệt đối không được đụng đũa dù chỉ là 1 miếng
Các chuyên gia chỉ ra 5 đối tượng không nên ăn thịt bò vì sẽ gây hại nhiều hơn lợi. Những miếng thịt bò nướng nóng hổi, ngọt ngào là món ăn khiến ai trong chúng ta cũng dễ dàng bị…
Tôi U.60 sợ gi-à nên đã làm th-ẩm m-ỹ níu kéo thanh xuân, nào ngờ ‘hóa c-áo’ nên chồng bỏ luôn, tôi t-ức m-ình ‘đ-ốt’ 200 triệu mỗi tuần cho tr-ai b:ao để có những đêm m:ặn n:ồng â;n á;i
Một lần anh đi công tác, tôi theo vài chị bạn trong hội “nhà giàu” tham gia buổi khiêu vũ. Một người trong nhóm chia sẻ rằng mấy chị chồng cũng “yếu sinh lí” hết rồi: ‘Vào đây tìm thú…
Mẹ tôi mất còn chưa hết tang bố đã chi nửa tỷ cưới vợ mới, sau đêm tân hôn quá sức ông đã ôm gối ra sofa ngủ thì thấy thứ này đặt dưới ghế, dở lên thì… ối dồi ôi
Buổi sáng thức dậy, chúng tôi không thấy mẹ kế đâu nên hỏi bố, ông trả lời tỉnh bơ, “trả về nơi sản xuất” rồi. Bỏ ra 100 triệu cưới vợ, thế mà chưa tròn 24 tiếng, ông đã gửi…
Bạn gái đến nhà chơi trổ tài làm món trứng rán bị mẹ tôi c-h-ê hết nước hết cái, sau bữa ăn bà nhận tin s-ố-c đ-iếng, ôm mặt hối hận suốt cả đời
Tôi biết là mẹ lỡ lời. Nhưng giờ chị dâu tương lai đã mất lòng rồi, không muốn tiếp tục quen anh tôi nữa. So với những anh chị em bằng vai phải lứa trong họ thì anh trai tôi…
End of content
No more pages to load