Tôi thực sự không thể chịu nỗi cái tính keo kiệt của mẹ chồng.
Tôi vừa hết thời gian ở cữ 1 tháng sau khi hạ sinh con trai đầu lòng. Vợ chồng tôi cưới nhau được nửa năm thì tôi có tin vui, vì là con trai nên mẹ chồng vô cùng hào hứng, nhất quyết đòi đón mẹ con tôi về nhà chồng để bà tiện chăm sóc cháu trai “quý hơn vàng” của mình.
Trước giờ mẹ chồng tôi nổi tiếng khó tính và keo kiệt, mặc dù gia cảnh gia đình chồng cũng thuộc dạng khá giỏi, nhà mặt tiền đường phố Hà Nội, so với gái ở vùng quê xứ Nghệ như tôi thì hơn xa. Nhưng tôi vẫn không hiểu vì sao mẹ chồng lại khắt khe, keo kiệt với con dâu đến thế. Hay vì bà chê gia cảnh của tôi thấp kém hơn, ngày trước ra sức cấm cản con trai yêu quý không được kết hôn với tôi, nhưng rồi vì không thể dịch chuyển được sự kiên định của con trai, nên bà đành nhắm mắt xuôi theo.
Tôi mặc dù rất tủi thân vì bị mẹ chồng nhiều lần đối xử tệ bạc, nhưng “một điều nhịn chín điều lành”, tôi vì thương con thương chồng nên cũng nhẫn nhịn, cố gắng sống hoà thuận với mẹ chồng. Hơn nữa tôi nghĩ, ngày nào còn chưa có nhà riêng thì việc sống chung với mẹ chồng là điều khó tránh khỏi, “thuyền theo lái, gái theo chồng” nên không thể cứ hở tí là bỏ về nhà mẹ đẻ được.
Suốt thời gian tôi ở cữ, cứ ngỡ việc mẹ chồng giành quyền chăm sóc cháu đầu lòng là tín hiệu tốt về mối quan hệ thân thiết hơn giữa con dâu và mẹ chồng. Thế nhưng đó hoàn toàn chỉ là những điều tôi tự “mơ mộng hão huyền” mà thôi. Mẹ chồng tôi vẫn keo kiệt như thế, đến nỗi 1 tháng ở cữ tôi không được bồi bổ bất kỳ thứ gì cả, ngoài những bữa ăn hết sức đạm bạc, 3 món thì hết 2 món toàn là rau. Nhiều lần tôi gặng hỏi bà:
– Mẹ ơi! Mẹ có thể thỉnh thoảng mua cho con một vài món để tẩm bổ không ạ, như vậy thì mới có sữa cho cháu bú. Chứ ngày nào mẹ cũng cho ăn rau thế này, không đủ chất đâu mẹ ạ!
Trái ngược lại với lời nói thủ thỉ, nhẹ nhàng của tôi, mẹ chồng lại quay sang lớn tiếng nạt:
– Mới sinh xong thì nên ăn thức ăn thanh đạm thôi! Vả lại, kinh tế bây giờ khó khăn, thịt lợn đắt hơn cả vàng, chỉ có một mình chồng chị đi làm nuôi cả cái nhà này, mấy miệng ăn như thế chị không xót cho chồng thì thôi, còn đòi ăn “sơn hào hải vị”!
Trước những lời nói chua ngoa của mẹ chồng, tôi chỉ có thể chôn vùi sự tủi thân trong lòng. Thậm chí việc tôi ngỏ ý với bà muốn được về nhà mẹ đẻ để tiện chăm sóc, cũng nhanh chóng bị bà nổi cáu đến không kịp vuốt mặt. Kể từ lần mẹ đẻ của tôi vào viện ngày cháu trai lọt lòng, suốt thời gian ở cữ bà không thể lên thăm cháu nên vài ngày trước mẹ đẻ có gọi điện thông báo 1 tuần nữa sẽ lên chơi với cháu ít ngày.
Tôi cũng đã có nói với mẹ chồng về việc này và mẹ chồng tôi tỏ ra không thích cho lắm. Cứ nghĩ việc mẹ chồng đối xử với con dâu không tốt đã đành, nào ngờ ngay cả với mẹ đẻ của tôi mà bà cũng không dành sự tôn trọng, ngược lại còn tỏ thái độ coi thường khiến cho mẹ đẻ tôi giận dữ, nhất quyết đưa cả con gái và cháu trai về quê chăm sóc.
Chuyện là ngày mẹ tôi lặn lội hơn 300 cây số từ Nghệ An lên Hà Nội thăm con gái và cháu ngoại, dù đường xá xa xôi nhưng vẫn “tay xách nách mang” lên vài con gà nhà nuôi và một mớ rau củ quả sạch trồng ở quê lên làm quà biếu thông gia, tiện thể cho tôi bồi bổ sau sinh. Lúc mẹ đẻ tôi lên đến nơi thì trời cũng nhá nhem tối và tôi đoán mẹ cũng đã thấm mệt.
Vì cũng đã tới bữa ăn tối nên mẹ chồng tôi cũng soạn sẵn một bàn ăn gọi là để đón tiếp thông gia lên thăm. Thế nhưng lúc cả nhà ngồi vào bàn, tôi há hốc mồm trước những món ăn được bày sẵn, món nào cũng chỉ toàn là rau. Thực sự tôi không thể tin được và chịu được cái tính keo kiệt, bủn xỉn quá đáng này của mẹ chồng. Trong khi trước đó, tôi rõ ràng đã thông báo trước với bà rằng bà ngoại cu Bin sẽ lên thăm để bà có thể chuẩn bị chu đáo hơn.
Không đợi mẹ đẻ tôi mở lời, mẹ chồng đã nói với giọng điệu khinh thường:
– Ở dưới quê chắc chị thông gia cũng quen ăn mấy món này. Sợ lên đây ăn những món phố sẽ khó hợp vị nên tôi đã chuẩn bị mấy món rau, hy vọng chị sẽ vừa miệng.
Mẹ đẻ tôi mặc dù lúc này hơi ngượng nhưng cũng vui vẻ nói:
– Thật ngại quá! Làm phiền chị sui rồi! Tôi ăn sao cũng được chị ạ! Chị để những món ngon bồi bổ cho cháu nó nhanh phục hồi lại sức khoẻ sau sinh và có nhiều sữa cho cu Bin bú. Thời gian qua nhờ cậy chị cả! Ở quê có nuôi mấy con gà và trồng ít rau quả, tôi có mang lên biếu gia đình.
– Trên thành phố này thiếu gì đồ ăn ngon mà chất lượng hả chị? Sao chị phải lỉnh kỉnh xách đồ lên làm gì? Đồ ở quê tôi còn sợ không bằng ở trên phố đó chứ? Chắc rẻ lắm chị nhỉ?
Nghe những lời nói tỏ vẻ khinh bỉ của mẹ chồng với mẹ đẻ, tôi thực sự không nhịn được nữa mà “giọt nước tràn ly”, đây cũng là lần đầu tiên tôi cãi lại mẹ chồng với giọng khó chịu và vô cùng uất ức.
– Mẹ à! bình thường mẹ đối xử với con như thế nào cũng được, nhưng đến mẹ đẻ của con mà mẹ cũng không nói được những lời dễ nghe, tôn trọng thì con thực sự không thể chấp nhận được đâu mẹ ạ! Mẹ bảo đồ dưới quê “thấp kém” hơn trên này, nhưng từ trước đến nay, thậm chí là suốt thời gian con sinh em bé, ở cữ mẹ chưa có một ngày nào cho con được ăn những đồ “cao cấp” ở thành phố để bồi bổ. Ngày nào cũng toàn là rau với rau, bây giờ mẹ con lặn lội từ dưới quê lên mẹ cũng lại đãi rau, vậy mà mẹ còn nặng nhẹ chê bai!
Tôi rưng rưng nước mắt nói trong sự uất ức dồn nén bấy lâu nay. Thế nhưng không nể nang gì mẹ đẻ tôi đang ở đó, mẹ chồng ngay lập tức giận dữ lớn tiếng trách mắng:
– Vật giá leo thang, làm vợ không biết tiết kiệm, chồng chị đi làm cực khổ ngoài kia còn chị ở nhà thì biết gì. Ăn rau tốt cho sức khoẻ, lại thanh đạm thì chẳng phải rất thích hợp sau sinh hả? Mới có tí mà đã không chịu được rồi!
Mẹ đẻ tôi ngồi nghe những lời này mà lòng nóng như lửa đốt, không chấp nhận được những gì mẹ chồng đã làm với tôi nên đã khăng khăng bắt tôi bồng cháu về quê với bà để bà chăm sóc.
– Nếu bà đã bảo đồ ăn trên này đắt đỏ, để tiết kiệm nên không thể mua cho con cháu bồi bổ. Vậy thì để về quê tôi chăm, đồ ở quê rẻ hơn trên phố này nhiều, tiết kiệm được tiền mà còn đầy đủ dinh dưỡng. Tôi đảm bảo cháu nội bà sẽ không thiếu chất, khoẻ mạnh lớn lên.
Dứt lời mẹ tôi liền gọi điện đặt vé xe 2 chỗ rồi bắt tôi dọn đồ, theo bà về quê ngay trong đêm, bất chấp việc mẹ chồng tôi có cho phép hay không. Nhưng liệu như thế thì có ổn không, sau này khi lên lại thành phố thì tôi sẽ phải đối diện với mẹ chồng như thế nào đây?
News
Tôi 35t vẫn là gái tân, quá lứa lỡ thì nên tặc lưỡi lấy ông l-ão U90 giàu có làm chồng. Đêm tân hôn đang h-ừng h-ực thì chiếc ảnh trên giá rơi xuống l-ộ luôn thứ ch-ấn động
Hôm ăn hỏi cũng như đám cưới tôi, cả làng trên xóm dưới đều phải ngước nhìn và ngưỡng mộ. Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn. Nhà tôi bố mẹ cũng đều làm nông nên quanh…
Các cụ dặn: Tháng cô hồn không nên mua 3 thứ này kẻo rước h-ọa vào thân, gia đình đau ốm triền miên
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch – tháng cô hồn là thời điểm xui xẻo. Người ta hay tránh mua một số đồ vật để không gặp những điều không hay xảy ra. Theo quan niệm của…
Thịt bò rất bổ nhưng nhóm người này tuyệt đối không được đụng đũa dù chỉ là 1 miếng
Các chuyên gia chỉ ra 5 đối tượng không nên ăn thịt bò vì sẽ gây hại nhiều hơn lợi. Những miếng thịt bò nướng nóng hổi, ngọt ngào là món ăn khiến ai trong chúng ta cũng dễ dàng bị…
Tôi U.60 sợ gi-à nên đã làm th-ẩm m-ỹ níu kéo thanh xuân, nào ngờ ‘hóa c-áo’ nên chồng bỏ luôn, tôi t-ức m-ình ‘đ-ốt’ 200 triệu mỗi tuần cho tr-ai b:ao để có những đêm m:ặn n:ồng â;n á;i
Một lần anh đi công tác, tôi theo vài chị bạn trong hội “nhà giàu” tham gia buổi khiêu vũ. Một người trong nhóm chia sẻ rằng mấy chị chồng cũng “yếu sinh lí” hết rồi: ‘Vào đây tìm thú…
Mẹ tôi mất còn chưa hết tang bố đã chi nửa tỷ cưới vợ mới, sau đêm tân hôn quá sức ông đã ôm gối ra sofa ngủ thì thấy thứ này đặt dưới ghế, dở lên thì… ối dồi ôi
Buổi sáng thức dậy, chúng tôi không thấy mẹ kế đâu nên hỏi bố, ông trả lời tỉnh bơ, “trả về nơi sản xuất” rồi. Bỏ ra 100 triệu cưới vợ, thế mà chưa tròn 24 tiếng, ông đã gửi…
Bạn gái đến nhà chơi trổ tài làm món trứng rán bị mẹ tôi c-h-ê hết nước hết cái, sau bữa ăn bà nhận tin s-ố-c đ-iếng, ôm mặt hối hận suốt cả đời
Tôi biết là mẹ lỡ lời. Nhưng giờ chị dâu tương lai đã mất lòng rồi, không muốn tiếp tục quen anh tôi nữa. So với những anh chị em bằng vai phải lứa trong họ thì anh trai tôi…
End of content
No more pages to load