Nếu mẹ chồng không kịp vào phòng con dâu kiểm tra thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra với đứa cháu trai của mình.
Em gái tôi lấy chồng được 2 năm, vừa mới sinh được cậu con trai kháu khỉnh hơn 8 tháng. Bố mẹ chồng của em rất thương cháu, nên ngay từ đầu đã ngỏ ý khi con dâu sinh đứa con đầu lòng thì sẽ do chính tay bà chăm sóc. Thế là sau sinh, mẹ chồng của em đã sắp xếp ở dưới quê lên phụ 2 vợ chồng chăm sóc con nhỏ. Em tôi kết thúc kỳ phép nghỉ thai sản, cũng nhanh chóng quay trở lại công ty làm việc đến nay cũng được 2 tháng, giao toàn bộ trách nhiệm trông cháu cho mẹ chồng.
Nghe em chia sẻ, từ khi có cháu trai, mẹ chồng rất kỹ tính, lúc nào cũng ở bên cháu. Ban ngày cháu trai do mẹ chồng chăm chủ yếu, nhưng ban đêm sau khi tan làm, em gái vẫn vào vai mẹ bỉm để dành thời gian cho con trai nhiều hơn. Em rể của tôi, cũng là chồng của em, là một người cuồng công việc, nên dù có con nhỏ, em ấy vẫn gán trọng trách nuôi con cho mẹ và vợ, rất ít khi phụ vợ chăm con.
Ảnh minh hoạ
Đợi tầm 15 phút thì tôi thấy mẹ chồng của em gái tay xách nách mang rất nhiều túi thức ăn, đồ uống, hoa quả, nhìn có thể đoán được bà mới vừa đi mua sắm về. Tôi chào hỏi rồi được bà ấy mở cửa mời vào nhà. Lúc này, trong nhà rất im ắng, nên tôi định bụng không có ai ở nhà. Thế nhưng, mẹ chồng em gái lại nói:
– Đã hơn 10 giờ rồi, sao con Thư vẫn chưa dậy nhỉ? Dù hôm nay cuối tuần nhưng bình thường con bé vẫn dậy sớm lắm!
Dứt lời, bà ấy và tôi vội vàng lên phòng gọi, thế nhưng gõ cửa mãi vẫn không nghe động tĩnh gì bên trong. Mẹ chồng lúc này vừa bực vừa khá lo lắng, thế là bà kiếm chìa khoá dự phòng mở cửa vào kiểm tra. Vừa đẩy cửa đi vào, cảnh tượng trước mắt khiến cả tôi và mẹ chồng của em gái tá hoả hét lên.
Đứa cháu trai đã thức giấc, bò ra sát mép giường, chỉ còn 1 chút nữa thôi là thằng bé sẽ rơi xuống đất. Nếu tôi và mẹ chồng của em gái không kịp phát hiện, không biết đứa cháu nhỏ của tôi sẽ ra sao?
Ảnh minh hoạ
Tôi vội vàng bế thằng bé lên, còn mẹ chồng em gái thì lớn giọng trách mắng con dâu. Thế nhưng dưới lớp chăn trùm kín được kéo bởi người mẹ chồng, em gái tôi vẫn bất động. Quá hoảng hốt không biết con dâu bị gì, mẹ chồng vội lay người, vừa lay vừa gọi tên, cuối cùng thì em gái tôi cũng tỉnh.
Tuy nhiên nhìn sắc thái của em, tôi đoán được rằng con bé đang không ổn, nếu không thì nó không thể ngủ say đến mức “bất tỉnh nhân sự” như thế. Lúc này, mẹ chồng của em lên tiếng:
– Ôi trời ơi! Con làm gì mà ngủ say đến mức để thằng Tôm xuýt nữa là rớt xuống đất luôn vậy hả? Có chồng, có con rồi mà làm gì có ai ngủ đến 10 giờ trưa như con không? Nếu mẹ và chị gái con không kịp thời có mặt, mẹ không biết con sẽ để đứa cháu trai quý hơn vàng này của mẹ ra sao?
– Con xin lỗi mẹ và chị, dạo này công việc ở công ty nhiều quá, tối đến lại phải chăm cu Tôm, con mệt rã cả người. Nhưng không hiểu sao dạo gần đây lại mất ngủ đến sáng, thế là con uống 1 viên thuốc, không ngờ lại ngủ quên đến tận giờ này.
Ảnh minh hoạ
– Sao con không bảo với mẹ, để mẹ phụ chăm Tôm, mà làm chuyện dại như thế hả? Con có biết trong giai đoạn cho con bú, mà lại dùng thuốc bậy bạ như thế thì sẽ ảnh hưởng xấu đến con không?
Đứng nghe toàn bộ cuộc hội thoại giữa em gái và mẹ chồng, tôi chỉ biết im lặng. Trong chuyện này, dù thương em gái làm mẹ bỉm vất vả, nhưng cũng không thể hoàn toàn bênh việc làm của em ngày hôm nay, nó thực sự sai, và mẹ chồng của em tức giận cũng là điều dễ hiểu.
Cũng từng trải qua giai đoạn chăm con mọn đầy khó khăn, tôi rất hiểu và thông cảm cho em gái. Nhưng đã là một người mẹ, tôi nghĩ em cần phải học hỏi và trau dồi nhiều hơn, để có thêm nhiều kinh nghiệm chăm con. Đồng thời biết sắp xếp thời gian, công việc để không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ bản thân, và con. Nếu không, em sẽ không thể trở thành một người mẹ tốt, chăm sóc và nuôi dạy con chu toàn được.
Tâm sự từ độc giả kieuduyen…@gmail.com
Làm mẹ bỉm là “công việc toàn thời gian” mà không phải người phụ nữ nào cũng có thể dễ dàng làm tốt, nếu như không có kinh nghiệm, và đặc biệt là đặt để tâm huyết của mình vào đó. Nó sẽ càng trắc trở hơn, khi người phụ nữ quyết định vừa làm mẹ chăm con nhỏ, lại vừa đi làm để lo kinh tế. Để cân đối giữa công việc và chăm con, mẹ bỉm có thể áp dụng những biện pháp phù hợp để tối ưu hóa thời gian và năng lượng của mình.
Trước tiên, mẹ bỉm cần xác định những ưu tiên quan trọng trong cuộc sống của mình và đặt ra mục tiêu rõ ràng. Bằng cách xác định những yếu tố quan trọng nhất, người mẹ có thể tập trung vào những việc thực sự cần làm và tránh lãng phí thời gian vào những việc không quan trọng.
Lập một lịch trình hợp lý là một phương pháp hiệu quả trong việc cân đối công việc và chăm con. Mẹ bỉm có thể lên kế hoạch cho từng ngày hoặc từng tuần, xác định thời gian dành riêng cho công việc, thời gian chăm sóc con và thời gian dành cho bản thân. Việc có một lịch trình rõ ràng giúp mẹ tổ chức công việc, cũng như chăm sóc con một cách có hệ thống và tối ưu hoá.
Bên cạnh đó, việc nhờ người thân trong gia đình giúp đỡ là một điều quan trọng để giảm bớt gánh nặng, và tạo ra sự cân bằng. Mẹ bỉm có thể nhờ ông bà, hoặc người giữ trẻ chăm sóc con trong khi mình tập trung vào công việc. Nếu có điều kiện, việc thuê người giúp việc hoặc sử dụng dịch vụ chăm sóc trẻ ngoài giờ làm việc cũng là một phương án hữu ích.
Tận dụng những khoảnh khắc nhỏ trong ngày để tương tác và chăm sóc con cũng rất cần thiết. Mẹ bỉm có thể dùng giờ nghỉ trưa, thời gian đi làm về hoặc những lúc rảnh rỗi để dành thời gian chơi cùng con. Những khoảnh khắc như vậy không chỉ giúp mẹ xây dựng mối quan hệ với con, mà còn mang lại niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống gia đình.
Ngoài ra, việc kết nối với những người mẹ bỉm khác cũng là một cách hay và hữu ích. Mẹ bỉm có thể tham gia nhóm hỗ trợ, diễn đàn trực tuyến hoặc buổi hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ những người khác trong cùng tình huống. Những người mẹ khác có thể cung cấp lời khuyên, gợi ý và sự chia sẻ, đồng cảm trong vấn đề cân đối công việc và chăm sóc con cái.
Cuối cùng, mẹ bỉm cần nhớ chăm sóc bản thân. Đừng quên dành thời gian cho sở thích cá nhân, thư giãn và sức khỏe. Việc tạo thời gian cho bản thân giúp mẹ bỉm tái tạo năng lượng và tinh thần, từ đó giúp các mẹ có thêm khả năng cân nhắc và đối phó với áp lực từ công việc và chăm sóc con. Như vậy thì mẹ mới đảm bảo được rằng mình có thể chăm sóc con tốt nhất, để con phát triển toàn diện mà không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự tiêu cực nào.