Sau 15 năm, cuối cùng người đời mới hiểu vì sao Tư Mã Ý lại phán tuổi thọ của Gia Cát Lượng đã hết. Liệu có phải do thừa tướng của Thục Hán ăn quá ít?
Trong Tam Quốc, các mưu sĩ, quân sư được coi là những cánh tay đắc lực nhất cho các vị quân chủ như Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền. Để có được những nhân tài này, các “ông chủ” của ba tập đoàn Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô cũng phải mất nhiều công sức.
Nếu như Lưu Bị may mắn có được Gia Cát Lượng (181 – 234), biểu tự Khổng Minh, một chiến lược gia kiệt xuất, nhà ngoại giao tài giỏi, Tào Tháo có Tư Mã Ý (179 – 251), biểu tự Trọng Đạt, chính trị gia, nhà quân sự nổi tiếng.
Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý đều được đánh giá là những chính trị gia hàng đầu trong thời Tam Quốc. Cả hai được coi là kỳ phùng địch thủ của nhau, đặc biệt là trong thời gian diễn ra chiến dịch Bắc phạt.
Gia Cát Lượng được coi là kỳ phùng địch thủ của Tư Mã Ý thời Tam Quốc.
Cục diện Tam Quốc đã có bước ngoặt lớn sau sự kiện Kinh Châu mất, Quan Vũ bị giết chết. Chiến lược “Long Trung đối sách” có nguy cơ sụp đổ sau khi Lưu Bị thống lĩnh đại quân Thục Hán tổng tấn công Đông Ngô. Tuy nhiên, thất bại nặng nề ở Di Lăng và sự ra đi đột ngột của Lưu Bị vào năm 223 lại một lần nữa khiến Thục Hán ngày càng suy yếu.
Nhờ có sự phò tá hết mình của thừa tướng Gia Cát Lượng, Thục Hán đã có nhiều bước xoay chuyển tích cực cả về nội bộ chính trị, kinh tế và quân sự.
Từ năm 228 đến năm 234, Gia Cát Lượng liên tiếp phát động 5 chiến dịch Bắc phạt tiến đánh Tào Ngụy. Trong lần Bắc phạt thứ nhất, Thục Hán đã giành được nhiều ưu thế và đứng trước cơ hội Bắc phạt thành công. Nhưng sau cùng chiến dịch này thất bại vì sai lầm của Mã Tắc ở Nhai Đình. Bốn chiến dịch tiếp theo do Gia Cát Lượng phát động cũng không thành công vì Tư Mã Ý chỉ huy đại quân ở thế phòng ngự.
Theo ghi chép trong lịch sử, dù Gia Cát Lượng có sử dụng chiêu khích tướng tới mức nào, Tư Mã Ý vẫn ở chế độ phòng ngự, giữ bình tĩnh và sẵn sàng chịu nhục.
Gia Cát Lượng nhiều lần dùng chiêu khích tướng để ép Tư Mã Ý phải giao chiến trong các cuộc Bắc phạt.
Năm 234, trong cuộc Bắc phạt lần thứ năm, Tư Mã Ý vẫn chọn cách phòng ngự, không tấn công. Do đó, Gia Cát Lượng cho người đến khiêu khích nhằm ép Tư Mã Ý phải ra trận quyết chiến.
Trong một lần, Gia Cát Lượng cử sứ giả tới doanh trại của Tư Mã Ý để khích tướng. Tư Mã Ý bất ngờ quay sang hỏi sứ giả về chuyện ăn, ngủ của Gia Cát Lượng, không hỏi đến việc quân sự.
Cuốn Tân Thư – Tuyên Đế Ký và Bùi Tùng Chi chú giải Tam Quốc Chí đã ghi lại câu chuyện này. Theo đó, sau khi Tư Mã Ý hỏi, sứ giả cũng thành thật trả lời rằng, thừa tướng thường làm việc tới khuya, tự tay xem xét xử án phạt từ 20 gậy trở lên, đồng thời ăn uống rất ít, ăn chưa đến 3 lít gạo.
Tư Mã Ý đoán Gia Cát Lượng không sống được lâu.
Sau khi nghe xong, Tư Mã Ý mừng thầm và buột miệng nói với thuộc hạ rằng: “Gia Cát Lượng chẳng sống được bao lâu”. Tư Mã Ý cho rằng Gia Cát Lượng ăn uống rất ít, công việc lại căng thẳng, áp lực, thân sống mà như chết nên không sống được lâu.
Từ đó, Tư Mã Ý đưa ra quyết định “không đánh”, chỉ phòng ngự trước nhiều chiêu khích tướng của Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng có thực sự ăn quá ít?
Gia Cát Lượng ăn ít, làm việc nhiều, hay thức khuya, chịu áp lực lớn, nên mắc bệnh nặng và qua đời ở tuổi 54.
Sở dĩ Tư Mã Ý vội kết luận Gia Cát Lượng không sống được bao lâu vì 3 hay 4 lít gạo không đủ nuôi sống một người đàn ông trưởng thành. Hơn nữa, Gia Cát Lượng lại ngày đêm làm việc quá sức, ngủ ít, quán xuyến mọi việc trên dưới của quân Thục, nên cơ thể ông sớm không thể chống đỡ nổi.
Vậy, 3 lít gạo thời Tam Quốc thực sự là bao nhiêu?
Theo tiêu chuẩn đo lường vào thời nhà Hán và trong thời Tam Quốc, một lít gạo là khoảng 0,2023 lít ngày nay. Giả sử Gia Cát Lượng mỗi ngày ăn 3 lít gạo, tương đương với khoảng 0.6 lít ngày nay. Hơn nữa mỗi lít gạo nặng khoảng 1,7 kg. Do đó, số gạo Gia Cát Lượng ăn mỗi ngày ăn khoảng 1,02 kg. Nếu so với thời hiện đại ngày nay, lượng gạo mà vị thừa tướng này ăn là không ít, thậm chí còn hơn nhiều người.
Hơn nữa, với tư cách là tổng tư lệnh của đại quân Thục khi Bắc phạt, Gia Cát Lượng còn có những thực phẩm khác để ăn. Chế độ dinh dưỡng của ông hoàn toàn có thể được đáp ứng đầy đủ, không riêng gì gạo.
Gia Cát Lượng cả đời hết lòng phò tá cho Lưu Bị, hậu chủ Lưu Thiện và Thục Hán.
Tuy nhiên, mức ăn này so với người thời Tam Quốc thì sao?
Cuốn sách “Tống thư” có đề cập đến việc tiêu thụ lương thực của binh lính thời xưa. Cụ thể, lượng gạo ăn trung bình của binh lính thời xưa là khoảng 6 đến 7 lít. Con số này có nghĩa là lượng gạo mà một người lính bình thường ăn mỗi ngày gấp đôi so với Gia Cát Lượng.
Ghi chép trong cuốn sách này còn tiết lộ 7 lít gạo được coi là mức lương thực cơ bản cho mỗi binh lính. Nếu thấp hơn tiêu chuẩn này, họ sẽ không đủ ăn, không còn sức lực để chiến đấu.
Gia Cát Lượng chỉ ăn lượng gạo bằng nửa binh lính bình thường, đồng thời làm việc quá sức suốt ngày đêm, quán xuyến ngay cả những việc nhỏ nhất. Do đó Tư Mã Ý phán rằng sức khỏe của Gia Cát Lượng chắc chắn có vấn đề và cũng sẽ không sống được lâu nữa.
Điều trùng hợp là Gia Cát Lượng sau đó mắc bệnh nặng và qua đời ở trong doanh trại ngay trong năm 234. Điều này khiến nhiều người lúc bấy giờ càng tin vào lời nói của Tư Mã Ý và cho rằng ông sớm đã đoán trước được Gia Cát Lượng đã “tận số”.
Tuy nhiên, sau 15 năm, chân tướng của việc Tư Mã Ý “không đánh” Thục Hán sau khi nghe tình trạng ăn uống của Gia Cát Lượng, mới được phơi bày.
Sự thật sau 15 năm được phơi bày: Tư Mã Ý là “trùm cuối”
Tư Mã Ý cả đời nhẫn nhịn chờ thời và cuối cùng đã bộc lộ tham vọng thật vào những năm cuối đời.
Ban đầu, nhiều người cho rằng “dự ngôn” của Tư Mã Ý về sức khỏe của Gia Cát Lượng nhằm nâng cao tinh thần của quân Ngụy. Bởi tài năng của Gia Cát Lượng chính là thứ khiến quân Ngụy e ngại khi bước vào trận chiến với Thục Hán.
Tuy nhiên, 15 năm sau, vào năm 249, một sự kiện xảy ra khiến bộ mặt thật của Tư Mã Ý bị vạch trần hoàn toàn. Sử gọi là sự biến lăng Cao Bình. Theo đó, sau một thời gian nhẫn nhịn Tào Sảng để chờ đợi thời cơ, Tư Mã Ý đã tiến hành một cuộc lật đổ ngoạn mục vào năm 249. Điều này khiến hoàng đế nhà Ngụy chỉ còn tồn tại trên lý thuyết.
Tư Mã Ý thành công nắm đại quyền trong tay, tiếp tục chuyển giao cho hai con ông là tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu nắm quyền lực của nhà Ngụy, từ đó tạo tiền đề cho cháu nội là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Ngụy, lập nên nhà Tấn, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc.
Sự biến lăng Cao Bình cũng chính là sự kiện đánh dấu chiến thắng của Tư Mã Ý trên ván cờ Tam Quốc.
Ban đầu, quần thần của Tào Ngụy ủng hộ Tư Mã Ý vì cho rằng ông là đại thần trung thành, không chuyên quyền như Tào Sảng. Nhưng sau khi lật đổ Tào Sảng, Tư Mã Ý lại nắm giữ đại quyền của Tào Ngụy mà không trả lại cho hoàng đế.
Đến lúc này, mọi người mới nhìn rõ bộ mặt thật của Tư Mã Ý, đó chính là tham vọng muốn thay thế nhà Tào Ngụy.
Dự ngôn của Tư Mã Ý về Gia Cát Lượng thực chất chỉ là một “chiêu bài” nhằm che giấu tham vọng thật của mình.
Nói trắng ra, tất cả những gì Tư Mã Ý làm trước đó đều là ngụy trang nhằm lừa gạt mọi người. Khi chính trị gia này nói Gia Cát Lượng chẳng sống được lâu thực chất chỉ là đang lừa đối các tướng lĩnh của mình. Đây cũng là cách khéo léo để Tư Mã Ý giải đáp thắc mắc của binh sĩ dưới trướng về nguyên nhân ông chọn cách chỉ phòng ngự chứ không tấn công Thục Hán.
Đáng tiếc, Gia Cát Lượng sức cùng, lực kiệt nên đã qua đời không lâu sau đó. Điều này vô tình khiến lời nói của Tư Mã Ý trở thành “dự ngôn” nổi tiếng trong thiên hạ.
News
Hí hửng về ra mắt họ hàng trước khi cưới, được mẹ chồng xới cho bát cơm “đầy tận ngọn” tôi liền hiểu ngay th.ành k.iến, đứng phắt lên xin được hủy h:ôn trước cả dòng họ
Ngủ dậy, Liên đã thấy mẹ chồng cau có. Vừa quét nhà, mẹ chồng vừa than thở: ‘Làm dâu bây giờ sướng. Ngủ đến 7-8h sáng. Đâu như ngày xưa, từ 4-5 giờ sáng đã lo cơm nước’. Liên định…
Bữa cơm nào mẹ chồng cũng “th:an ngh:èo kể kh::ổ” tới phát ch:án, tới 1 ngày được mẹ xới cho bát cơm “đầy tận ngọn”, con dâu liền đứng phắt bế cháu về nhà ngoại luôn
Ngủ dậy, Liên đã thấy mẹ chồng cau có. Vừa quét nhà, mẹ chồng vừa than thở: ‘Làm dâu bây giờ sướng. Ngủ đến 7-8h sáng. Đâu như ngày xưa, từ 4-5 giờ sáng đã lo cơm nước’. Liên định…
Trở về sau 2 tuần đu du lịch, chị dâu khiến cả nhà ngỡ ngàng khi mang theo 1 đứa tr:ẻ, nhưng thái độ của anh tôi lại khiến mẹ tôi còn không dám h.é nửa lời
Không ngờ anh tôi lại ủng hộ việc làm của vợ. Về làm dâu nhà tôi hơn 10 năm nay, chị dâu chăm chỉ làm việc lo toan cho gia đình và nhà chồng. Trong mắt bố mẹ tôi, chị…
Sau 2 tuần du lịch, chị dâu bất ngờ bế về 1 đứa trẻ s:ơ s;inh, nhưng thái độ của anh tôi lại khiến cả nhà “im hơi b;ạt v:ía” không dám hé nửa lời
Không ngờ anh tôi lại ủng hộ việc làm của vợ. Về làm dâu nhà tôi hơn 10 năm nay, chị dâu chăm chỉ làm việc lo toan cho gia đình và nhà chồng. Trong mắt bố mẹ tôi, chị…
T:;á h;;ỏa nhận thiệp mời cưới từ người y;;êu cũ, lại còn được cho xem 1 tờ giấy ghi rõ ngày tháng khiến tôi th::ất th;;ần, không tin vào sự thật này
Tôi nhìn phiếu siêu âm thai đặt trước mặt mà hoang mang. Tôi và Quyên chia tay nhau được 1 năm. Chúng tôi đã ở bên nhau suốt 4 năm trời, trải qua biết bao vui, buồn. Tôi cũng đã…
Người y:êu cũ đến mời tới đám cưới còn cho xem 1 tờ giấy ghi rõ ngày tháng khiến tôi th:ất k:i:nh: Không thể tin nổi lại ra nông nỗi này
Tôi nhìn phiếu siêu âm thai đặt trước mặt mà hoang mang. Tôi và Quyên chia tay nhau được 1 năm. Chúng tôi đã ở bên nhau suốt 4 năm trời, trải qua biết bao vui, buồn. Tôi cũng đã…
End of content
No more pages to load