Liên tiếp nhận tin dữ từ Quan Vũ, Lưu Bị, sở dĩ Gia Cát Lượng im lặng vào thời khắc mấu chốt là có lý do không phải ai cũng nhìn ra
Trong Tam Quốc, so với Tào Ngụy và Đông Ngô, Thục Hán có hành trình thành lập và phát triển gặp nhiều khó khăn hơn cả. Đặc biệt, khi nhắc đến Thục Hán, không thể không đề cập tới hai sự kiện cốt lõi dẫn tới sự suy yếu nghiêm trọng của nước này. Đó là Quan Vũ bị Đông Ngô đánh úp Kinh Châu, xử tử ở Lâm Thư và Lưu Bị đại bại ở trận Di Lăng.
Vậy, câu hỏi đặt ra rằng, Thục Hán có Gia Cát Lượng “thần cơ diệu toán”, vì sao lại không giải cứu cho Quan Vũ và Lưu Bị ở hai trận chiến quan trọng này?
Quan Vũ quyết tâm đánh Tào Tháo nhưng cuối cùng lại để mất Kinh Châu.
Năm 219, Lưu Bị và Tào Tháo đã có một trận chiến sinh tử ở Hán Trung. Mặc dù trận chiến kết thúc với thắng lợi nghiêng về phe của Lưu Bị, nhưng lực lượng của vị quân chủ này cũng đã bị tổn hại nghiêm trọng. Điều này khiến ông không thể tổ chức một trận chiến với quy mô lớn khác trong thời gian ngắn.
Đến tháng 7/219, sau khi giao cho My Phương giữ Giang Lăng, Sĩ Nhân giữ thành Công An, Quan Vũ dẫn đại quân phát động cuộc chiến Tương – Phàn để đánh Tào Tháo.
Mục đích ban đầu của Quan Vũ là đánh chiếm Phàn Thành và Tương Dương, một phần khu vực phía Bắc, nối liền với một phần ở Kinh Châu với Hán Trung. Điều này có thể giúp nâng cao vị thế chiến lược của Quan Vũ ở Kinh Châu, đồng thời chuẩn bị cho cuộc Bắc phạt trong tương lai.
Ban đầu đại quân của Quan Vũ vây hãm thành Tương Dương, sau vây Phàn Thành. Theo Tam Quốc diễn nghĩa, Quan Vũ dùng mưu kế khơi dòng nước tạo ra lũ lụt để hạn chế kỵ binh của quân Tào và lợi dụng ưu thế thủy quân Kinh Châu, giúp ông giành thắng lợi lớn.
Nhân đà thắng trận, Quan Vũ dẫn quân tiến sâu vào Hiệp Hạ và kích động các bộ tộc thiểu số phản Tào. Điều này khiến Tào Tháo rất lo lắng và dự định dời đô, đưa Hán Hiến Đế khởi Hứa Xương.
Quan Vũ không chỉ để mất Kinh Châu mà còn chính ông và con trai cũng bị mất mạng.
Không ngờ, trong lúc Quan Vũ giao tranh với quân Tào, Lã Mông, tướng của Đông Ngô bất ngờ dẫn quân đánh úp Kinh Châu. Mặc dù đã có sự chuẩn bị để đề phòng bất trắc, nhưng Quan Vũ lại không ngờ rằng My Phương và Sĩ Nhân lại đầu hàng Đông Ngô.
Trong tình thế bị quân Đông Ngô truy kích, Quan Vũ cùng đường và chỉ còn cách dẫn theo hơn 10 kỵ binh chạy theo con đường nhỏ hướng lên phía Bắc với hy vọng tới được Ích Châu hoặc Hán Trung (địa bàn của Lưu Bị). Đáng tiếc, khi Quan Vũ chạy tới Lâm Thư, ông bị tướng Đông Ngô chặn đường phục kích. Sau khi bị bắt sống, Quan Vũ và con trai Quan Bình đã bị hành quyết ngay tại chỗ vào đầu năm 220.
Việc để mất Kinh Châu làm tiêu tan ước vọng phục hưng Hán thất của Lưu Bị, gây mất cân bằng quyền lực ở Thục Hán và khiến kế sách “ Long Trung đối sách ” của Gia Cát Lượng cũng khó có thể thực hiện được.
Vì sao Gia Cát Lượng lại không ra tay cứu Quan Vũ?
Gia Cát Lượng không thể cứu được Quan Vũ vì nhiều nguyên nhân thực tế và khách quan.
Theo phân tích của các sử gia, không phải Gia Cát Lượng không muốn cứu Quan Vũ mà ông không biết được về tin tức danh tướng này gặp nạn. Nói cách khác, Quan Vũ khi đó đang ở tiền tuyến của trận Tương – Phàn, còn Gia Cát Lượng vẫn đang ở Thành Đô. Chỉ riêng khoảng cách giữa hai nơi đã là rất xa. Hơn nữa, vào thời điểm trận chiến còn đang giao tranh ác liệt, Quan Vũ liên tiếp giành thắng lợi và chưa có dấu hiệu thất bại.
Ngoài ra, cho dù đến khi biết rõ sẽ thất bại thì Quan Vũ cũng đã quá muộn để cầu cứu Gia Cát Lượng và Lưu Bị. Nguyên do không chỉ do khoảng cách xa xôi giữa hai nơi mà còn do sự liên thủ giữa Đông Ngô và Tào Ngụy. Với sự hợp tác như thế, thử hỏi liệu Gia Cát Lượng có cơ hội để gửi quân tiếp viện tới cứu Quan Vũ hay không?
Mặt khác, Lưu Phong (con trai nuôi của Lưu Bị) và Mạnh Đạt, hai tướng trấn thủ ở Phòng Lăng và Thượng Dung (hai quận thuộc Kinh Châu, giáp Ích Châu), chần chừ không chịu xuất quân trợ chiến cho Quan Vũ với lý do quận mình trấn trị trong vùng núi, còn nhiều người chưa quy phục, nên không ai chịu ra quân.
Quan Vũ cùng đường phải bỏ chạy trong khi chờ viện binh thì Lưu Phong và Mạnh Đạt lại án binh không đến cứu. Kết quả, Quan Vũ bị quân Đông Ngô bắt sống và giết chết. Thời gian từ khi Quan Vũ bại trận ở Phàn Thành và đến khi chết chỉ diễn ra trong vòng vài ngày. Nếu Gia Cát Lượng muốn dẫn quân tới ứng cứu cũng khó có thể đột phá vòng vây của quân Đông Ngô để giải cứu Quan Vũ. Hơn nữa, giữa chiến trường loạn lạc, ngay cả tìm kiếm danh tướng này cũng là một việc rất khó khăn.
Gia Cát Lượng là một quân sư, chính trị gia có nhãn quan nhạy bén. Do đó, đối mặt với một vấn đề cực kỳ khó giải quyết như việc Quan Vũ gặp đại nạn, ông không có biện pháp nào để giải quyết vẹn toàn. Do đó, im lặng chính là cách làm tốt nhất ở thời điểm này.
Tại sao Gia Cát Lượng không giúp Lưu Bị ở trận Di Lăng?
Lưu Bị đau lòng vì cái chết của Quan Vũ.
Sau khi mất Kinh Châu và Quan Vũ, Lưu Bị vô cùng tức giận. Đến tháng 7/221, sau khi chính thức xưng hoàng đế để kế tục nhà Hán, ông quyết định dẫn đại quân của Thục Hán tiến đánh Đông Ngô để báo thù và giành lại đất.
Trận chiến này diễn ra ở Đông Ngô, trong khi Gia Cát Lượng đang ở Thành Đô (kinh đô của Thục Hán) để giải quyết công việc triều chính. Tương tự như trường hợp của Quan Vũ, Gia Cát Lượng quả thực ở quá xa so với nơi Lưu Bị chiến đấu.
Mặt khác, thông tin liên lạc ngày xưa mất rất nhiều thời gian. Chính vì vậy, không phải Gia Cát Lượng không cứu được mà là vị quân sư này đã quá muộn để cứu giúp vị quân chủ của mình thoát khỏi kết cục đại bại. Trước khi trận chiến xảy ra, bản thân Gia Cát Lượng đã đánh giá trận này hại nhiều hơn lợi. Tuy nhiên, vì không thể ngăn cản nổi Lưu Bị nên ông không thể làm gì hơn.
Tuy nhiên, điều này lại đặt ra một câu hỏi mới. Gia Cát Lượng vốn là cố vấn hàng đầu dưới trướng của Lưu Bị. Nhưng tại sao ông lại không đưa vị quân sư tài giỏi này đi cùng mình trong trận Di Lăng?
Hóa ra việc này có 2 nguyên nhân.
Gia Cát Lượng từng ra sức ngăn cản Lưu Bị không nên đánh Đông Ngô.
Thứ nhất, sau khi mất Kinh Châu và sự ra đi đột ngột của Quan Vũ, Lưu Bị đã bị cơn tức giận lấn át. Điều này khiến ông không thể tính đến chiến lược “ Long Trung đối sách ” mà Gia Cát Lượng đã vạch ra ngay từ khi gây dựng cơ nghiệp. Liên minh Thục – Ngô có nguy cơ bị phá vỡ vì cuộc tấn công của Lưu Bị.
Gia Cát Lượng chính là người vạch ra chiến lược này. Ông cũng nằm trong nhóm các quan lại, tướng lĩnh ra sức can ngăn Lưu Bị không nên đánh Đông Ngô. Do Gia Cát Lượng không ủng hộ việc tấn công Đông Ngô nên Lưu Bị đương nhiên không thể đưa vị thừa tướng này theo vì lo sẽ cản trở mình.
Lưu Bị đại bại ở trận Di Lăng.
Thứ hai, mối quan hệ giữa Gia Cát Lượng và Lưu Bị không còn tốt như ban đầu. Theo ghi chép trong lịch sử, Lưu Bị đã 3 lần đến Long Trung mời Gia Cát Lượng ra giúp. Sau đó Gia Cát Lượng đã trình bày “ Long Trung đối sách ” và được Lưu Bị khen hay. Lúc bấy giờ, Gia Cát Lượng chỉ mới 27 tuổi.
Tuy nhiên, sau đó, mối quan hệ quân thần giữa hai người dần có sự thay đổi do một số sự việc xảy ra. Cụ thể, sau trận Xích Bích năm 208, Tôn Quyền ngưỡng mộ Gia Cát Lượng nên mời ông đảm nhiệm chức vụ ở Đông Ngô, với lợi ích được hứa hẹn vượt xa những gì Lưu Bị có thể đưa ra. Nhưng Gia Cát Lượng đã từ chối Tôn Quyền một cách quả quyết.
Ngoài ra, ban đầu do Gia Cát Lượng muộn con nên anh trai ông là Gia Cát Cẩn, một quan đại thần ở Đông Ngô, đã cho con trai thứ Gia Cát Kiều sang Thục để làm con nuôi. Sau đó, vợ chồng Gia Cát Lượng mới sinh được Gia Cát Chiêm.
Khi chưa xảy ra binh biến, những mối quan hệ rằng buộc này của Gia Cát Lượng có lẽ là rất bình thường. Tuy nhiên, khi đại chiến xảy ra, Gia Cát Lượng có người anh ruột là quan lớn ở Đông Ngô, thử hỏi nếu chuyện bất trắc gì xảy ra thì Lưu Bị làm sao có thể yên tâm được?
Hơn nữa, sau khi Quan Vũ tử trận, Kinh Châu bị lấy mất, thay mặt cho Tôn Quyền, Gia Cát Cẩn viết thư cầu hòa cho Lưu Bị. Gia Cát Cẩn là anh ruột của Gia Cát Lượng. Do đó, đương nhiên Lưu Bị cũng phải nâng cao cảnh giác.
Trong trận Di Lăng, việc Gia Cát Lượng giữ im lặng là hoàn toàn hợp lý , bởi lẽ ông hiểu rõ cục diện lúc bấy giờ, đồng thời không dám mạo hiểm khơi dậy sự nghi ngờ của Lưu Bị, người đang quá nôn nóng báo thù. Nếu Gia Cát Lượng can dự quá sâu vào việc Lưu Bị đánh Đông Ngô, điều này không chỉ làm hại chính bản thân ông mà còn có thể liên lụy tới nhiều người khác.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, QQ, Baidu
News
Hí hửng về ra mắt họ hàng trước khi cưới, được mẹ chồng xới cho bát cơm “đầy tận ngọn” tôi liền hiểu ngay th.ành k.iến, đứng phắt lên xin được hủy h:ôn trước cả dòng họ
Ngủ dậy, Liên đã thấy mẹ chồng cau có. Vừa quét nhà, mẹ chồng vừa than thở: ‘Làm dâu bây giờ sướng. Ngủ đến 7-8h sáng. Đâu như ngày xưa, từ 4-5 giờ sáng đã lo cơm nước’. Liên định…
Bữa cơm nào mẹ chồng cũng “th:an ngh:èo kể kh::ổ” tới phát ch:án, tới 1 ngày được mẹ xới cho bát cơm “đầy tận ngọn”, con dâu liền đứng phắt bế cháu về nhà ngoại luôn
Ngủ dậy, Liên đã thấy mẹ chồng cau có. Vừa quét nhà, mẹ chồng vừa than thở: ‘Làm dâu bây giờ sướng. Ngủ đến 7-8h sáng. Đâu như ngày xưa, từ 4-5 giờ sáng đã lo cơm nước’. Liên định…
Trở về sau 2 tuần đu du lịch, chị dâu khiến cả nhà ngỡ ngàng khi mang theo 1 đứa tr:ẻ, nhưng thái độ của anh tôi lại khiến mẹ tôi còn không dám h.é nửa lời
Không ngờ anh tôi lại ủng hộ việc làm của vợ. Về làm dâu nhà tôi hơn 10 năm nay, chị dâu chăm chỉ làm việc lo toan cho gia đình và nhà chồng. Trong mắt bố mẹ tôi, chị…
Sau 2 tuần du lịch, chị dâu bất ngờ bế về 1 đứa trẻ s:ơ s;inh, nhưng thái độ của anh tôi lại khiến cả nhà “im hơi b;ạt v:ía” không dám hé nửa lời
Không ngờ anh tôi lại ủng hộ việc làm của vợ. Về làm dâu nhà tôi hơn 10 năm nay, chị dâu chăm chỉ làm việc lo toan cho gia đình và nhà chồng. Trong mắt bố mẹ tôi, chị…
T:;á h;;ỏa nhận thiệp mời cưới từ người y;;êu cũ, lại còn được cho xem 1 tờ giấy ghi rõ ngày tháng khiến tôi th::ất th;;ần, không tin vào sự thật này
Tôi nhìn phiếu siêu âm thai đặt trước mặt mà hoang mang. Tôi và Quyên chia tay nhau được 1 năm. Chúng tôi đã ở bên nhau suốt 4 năm trời, trải qua biết bao vui, buồn. Tôi cũng đã…
Người y:êu cũ đến mời tới đám cưới còn cho xem 1 tờ giấy ghi rõ ngày tháng khiến tôi th:ất k:i:nh: Không thể tin nổi lại ra nông nỗi này
Tôi nhìn phiếu siêu âm thai đặt trước mặt mà hoang mang. Tôi và Quyên chia tay nhau được 1 năm. Chúng tôi đã ở bên nhau suốt 4 năm trời, trải qua biết bao vui, buồn. Tôi cũng đã…
End of content
No more pages to load