Lâu nay, nhắc tới Lưu Thiện, còn gọi là A Đẩu, con trai của Lưu Bị, vị hậu chủ của nhà Thục Hán, người ta đều nghĩ tới một đứa trẻ ham chơi, thiểu năng, một vị quân vương bất tài, vô dụng và nhát gan.
Trên thực tế, nói Lưu Thiện thiểu năng, ham chơi, bất tài, vô dụng là cực kỳ oan uổng. Bởi lẽ, cũng giống như cha mình, Lưu Thiện là một cao thủ về sử dụng những đòn tâm lý…
Câu chuyện thực tế bắt đầu từ tháng 4 năm 223. Ngày hôm đó, Chiêu Liệt Hoàng đế nhà Tây Thục – Lưu Bị – đại bại trong trận Di Lăng, chạy về Bạch Đế thành. Trong trận chiến trả thù cho người em kết nghĩa Quan Vũ do chính Lưu Bị ngự giá thân chinh, vị Hoàng đế nhà Thục Hán đã bị nguyên soái của quân Đông Ngô là Lục Tốn dùng kế hỏa công một lúc thiêu hơn 700 dặm doanh trại, khiến 40 vạn quân nhà Thục “tan tác tro bay”.
Trong thời gian tại Bạch Đế thành, nghĩ tới thất bại vừa trải qua, lại thêm mối thù chưa trả, Lưu Bị uất giận thành bệnh, nằm liệt trên giường. Vào thời điểm lúc bấy giờ, Lưu Bị đã không còn cái hùng tâm tráng chí như ngày xưa nữa. Thù mới, nợ cũ, việc nước, việc nhà khiến bệnh tình vị sứ quân Lưu hoàng thúc lừng lẫy xưa kia ngày một trầm trọng hơn. Biết rằng mình sẽ khó mà qua khỏi, Lưu Bị vội vã cho gọi thừa tướng Gia Cát Lượng và thượng thư Lý Nghiêm tới Bạch Đế thành để dặn dò chuyện hậu sự.
Lưu Thiên trên phim
Sau khi vua tôi hàn huyên hồi lâu, Lưu Bị mới cầm tay Gia Cát Lượng mà nói rằng: “Ông tài gấp 10 lần Tào Phi, tất có thể an định đất nước, hoàn thành việc lớn (khôi phục nhà Hán). Nếu như con ta có thể phò tá thì ông phò tá, còn nếu như nó là đứa bất tài thì ông có thể thay nó!”. Gia Cát Lượng nghe thấy Lưu Bị nói vậy thì giật mình.
Đang trong lúc còn hoài nghi, chưa hiểu chúa công của mình có ý gì thì Lưu Bị đã kéo tay đứa con trai của mình là A Đẩu nói với Gia Cát Lượng: “Sau khi ta chết, con phải chăm sóc phụng dưỡng thừa tướng giống như phụng dưỡng ta!”. Những lời dặn dò của Lưu Bị trước lúc nhắm mắt xuôi tay từ trước tới nay từng gây ra rất nhiều tranh cãi.
Mỗi người đều dựa vào những lập luận của mình để đưa ra kiến giải riêng, cho tới nay vẫn chưa ai chịu ai. Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề tập trung chỉ ở một điểm, đó là Lưu Bị nói những câu đó với Khổng Minh là thật lòng hay giả dối. Trên thực tế, nếu như xét tâm lý Lưu Bị và tình cảnh Thục Hán lúc bấy giờ, có thể khẳng định rằng Lưu Bị đang nói dối. Toàn bộ cuộc đối thoại đó giống như một ván bài chính trị mà người chơi chính là Lưu Bị và Gia Cát Lượng, còn tiền cược cho ván bài đó chính là toàn bộ cơ đồ nhà Thục Hán. Và điều quan trọng hơn chính là Lưu Bị đang là người thất thế trong ván bài này.
Xưa nay, chuyện các ông vua gửi gắm con cái và chuyện quốc gia đại sự cho các đại thần là chuyện hoàn toàn không có gì mới. Song, thông thường, địa điểm các vị Hoàng đế gửi gắm con là ở tại thủ đô, thời gian gửi gắm con cũng là lúc đất nước đã ổn định. Tuy nhiên, trường hợp của Lưu Bị thì không hề như vậy. Địa điểm Lưu Bị gửi gắm con lại diễn ra tại Bạch Đế thành, nơi cách kinh đô nhà Thục hàng trăm dặm. Thời gian cũng rất bất lợi khi Lưu Bị vừa bị quân Đông Ngô đánh cho một trận tơi bời, phải rút chạy về Bạch Đế thành.
Có thể nói, trong ván bài chính trị với Gia Cát Lượng trước khi nhắm mắt xuôi tay, Lưu Bị không có được thiên thời, cũng chẳng có được địa lợi và nếu bi quan có thể nói là không có hy vọng chiến thắng. Trong tình hình ấy, nếu được đánh cược, nhiều người ắt hẳn sẽ tin rằng sau khi Lưu Bị chết thì thiên hạ của họ Lưu sẽ biến thành giang sơn của họ Gia Cát.
Trên thực tế, không có thiên thời, địa lợi nhưng Lưu Bị lại có lợi thế “nhân hòa” mà Gia Cát Lượng không thể bì kịp. Từ khi khởi nghiệp cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay, Lưu Bị luôn tạo cho mình một hình tượng hiền từ, nhân đức và tìm mọi cách để bảo vệ sự chính danh cũng như sự phân biệt tôn ti trật tự quân-thần-phụ-tử rất rõ ràng.
Hẳn những ai thông thuộc “Tam Quốc” đều nhớ rằng, Lưu Bị kiên quyết không xưng đế cho tới khi Gia Cát Lượng và tướng lĩnh dưới quyền phải cầu xin hết mực, vị Lưu hoàng thúc mới miễn cưỡng mà lên ngôi. Điều quan trọng là, Lưu Bị hiểu rằng, một kẻ yêu danh dự hơn cả tính mạng bản thân như Gia Cát Lượng, trong không khí “đạo đức” do Lưu Bị cả đời dồn hết tâm sức để tạo nên, sẽ không bao giờ dám làm điều mà Lưu Bị đặt ở phần nếu trong câu nói của mình.
Vậy vì sao Lưu Bị lại phải nói như vậy? Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, Lưu Bị biết rằng, người có đủ khả năng và cũng là người có đủ dã tâm để “thay thế” đứa con thơ dại của ông ta trong triều đình Thục Hán chỉ có một mình Gia Cát Lượng. Câu nói của Lưu Bị, một mặt vừa là thăm dò thái độ của Gia Cát Lượng, vừa là để thông báo với Gia Cát Lượng rằng Lưu Bị thừa hiểu những dã tâm của ông ta.
Câu nói của Lưu Bị về việc Gia Cát Lượng có thể phế bỏ A Đẩu mà lên nắm quyền thực tế là đòn tâm lý cuối cùng của Lưu Bị để dập tắt dã tâm của Gia Cát Lượng, đảm bảo giang sơn nhà Thục Hán không bị rơi vào tay họ Gia Cát. Xem lại trong suốt chiều dài lịch sử những cuộc đấu tranh chính trị ở Trung Quốc có thể thấy những lời gửi gắm vàng ngọc mà Lưu Bị dành cho Gia Cát Lượng là những câu nói của một cao thủ dùng đòn tâm lý. Và thực tế chứng minh, Lưu Bị đã thành công.
Trong lịch sử, không ít những vị Hoàng đế trước khi chết đã gửi gắm con thơ lại cho các đại thần. Chẳng hạn như Công tử Dị Nhân đã ủy thác cho Lã Bất Vi phò trợ cho Tần vương Doanh Chính hay vua Thuận Trị đã gửi gắm Khang Hy cho bốn vị đại thần. Tuy nhiên, cả Lã Bất Vi và Ngao Bái – một trong bốn vị đại thần – đã thâu tóm mọi quyền hành, khống chế toàn bộ triều đình, thậm chí còn vượt quyền, coi Hoàng đế chỉ như một đứa trẻ con để mình chơi đùa. Kết quả, cả hai vị đại thần được giao nhiệm vụ phò tá này đều có kết cục thê thảm, bị chính những Hoàng đế mà họ phù trợ ra lệnh tử hình.
Kết cục của Gia Cát Lượng lại hoàn toàn khác với Lã Bất Vi và Ngao Bái. Nguyên nhân chính là vì Gia Cát Lượng từ đầu tới cuối không có ý định phản lại nhà Thục Hán, một lòng một dạ cúc cung tận tụy. Trong khi đó, Lưu Thiện giống như cha mình, là một đứa trẻ thông minh, biết lấy đại cuộc làm trọng, chấp nhận sự oan ức, cố gắng để thu mình lại, đồng thời tôn kính Gia Cát Lượng như với cha đẻ của mình.
Là Hoàng đế đời thứ hai, ngay từ khi lên ngôi, Lưu Thiện đã phải đối mặt với một đối thủ rất mạnh, đó chính là Gia Cát Lượng. Bất kể là tuổi tác, kinh nghiệm quản lý quốc gia, Gia Cát Lượng đương nhiên đều hơn hẳn so với Lưu Thiện. Ngay cả Lưu Bị trong những phút cuối đời vẫn còn thốt ra rằng vị thừa tướng của mình tài năng còn gấp 10 lần so với ông vua nhà Ngụy – Tào Phi.
Trong tình cảnh ấy, Lưu Thiện có rất nhiều lựa chọn. Một là loại bỏ kẻ thuộc hạ tài năng hơn mình với phương châm dùng kẻ tầm thường mà yên tâm còn hơn dùng kẻ có tài mà ăn không ngon, ngủ không yên. Cách thứ hai là không loại bỏ một thuộc hạ tài năng như Gia Cát Lượng nhưng tìm mọi cách để cản trở, làm khó đối thủ của mình.
Các thứ ba là tìm cách thể hiện chính bản thân mình, chứng minh rằng mình là một minh quân thực sự, đủ tài năng lãnh đạo đất nước. Ngoài ra, còn một lựa chọn khác nữa là tự biết mình không phải là gì, không có cái gì, sau đó quyết định bản thân phải là gì, phải có cái gì để xác định vị trí của chính mình. Cái thông minh của Lưu Thiện là vị hậu chủ này đã lựa chọn cách thức ứng xử cuối cùng này.
Lưu Thiện ngồi trên ngôi Hoàng đế nhà Thục Hán hơn 40 năm. Tuy nhiên, không khó để phát hiện ra rằng, trong suốt quãng thời gian này, gần như Lưu Thiện không hề làm gì, hoặc giả có thể nói là chẳng để lại dấu vết nào. Không những ông ta không hề lập được công trạng gì hiển hách mà trong lối sống cũng chỉ thể hiện mình là một đứa trẻ ngoan ngoãn, biết nghe lời. Nhiều người cho rằng, sở dĩ như vậy là vì Lưu Thiện thực ra chẳng có năng lực gì cả. Thực tế, điều này không hẳn chính xác. Bởi lẽ, điều mà Lưu Thiện làm, công trạng mà Lưu Thiện để lại chính là sự tồn tại hơn 40 năm của nhà Thục Hán do mình trị vì.
Tướng phụ Gia Cát Lượng không phế bỏ Lưu Thiện mà tự lên ngôi Hoàng đế như lời Lưu Bị dặn dò, ngược lại cúc cung tận tụy, cho tới khi chết vẫn làm một vị “thừa tướng” mẫn cán. Do vậy, trong phán đoán của Lưu Thiện, tướng phụ Gia Cát Lượng dù có tài năng nữa, quyền lực nữa cũng không bao giờ cướp ngôi vua của mình. Lý do là vì tướng phụ muốn để lại tiếng thơm cho muôn đời sau.
Gia Cát Lượng trên phim
Đây là phán đoán cơ bản và quan trọng của Lưu Thiện. Phán đoán thứ hai quan trọng không kém chính là, Gia Cát Lượng là một người tài năng, nhưng cực kỳ thích lên mặt làm thầy thiên hạ. Trước đây, khi Lưu Bị ba lần tới lều tranh mới gặp được “tướng phụ”, dù nhỏ tuổi hơn Lưu Bị rất nhiều, song Gia Cát Lượng vẫn giảng cho vị Hoàng đế tương lai nhà Thục Hán một bài dài về kế sách giành thiên hạ. Bản thân Lưu Thiện, so với cha từ cốt cách, độ tuổi, trải nghiệm và kinh nghiệm đều không bằng cha mình khi đó.
Ngược lại, Gia Cát Lượng tuổi tác ngày một nhiều hơn, kinh nghiệm, trải nghiệm và kiến thức cũng ngày một tăng hơn và ham muốn làm thầy thiên hạ cũng cao hơn. Vậy vì sao không thỏa mãn lòng hư vinh của Gia Cát Lượng, tự mình đóng vai một kẻ hậu bối, một cậu học trò ngoan, để Gia Cát Lượng được hư danh còn bản thân mình thì thu về lợi thực, đó là một cuộc buôn bán béo bở mà Lưu Thiện chẳng có lý do gì để không làm. Hiểu được điều này thì chúng ta có thể hiểu vì sao trong hai tờ biểu xuất quân, lời lẽ của Gia Cát Lượng lại như một bài giáo huấn đối với Hoàng đế Lưu Thiện.
Phán đoán quan trọng thứ ba của Lưu Thiện chính là, tướng phụ Gia Cát Lượng “một bụng kinh luân” vì vậy, luôn muốn tham gia những canh bạc “anh sống, tôi chết”. Biết được nhược điểm này của Gia Cát Lượng, Lưu Thiện đã sử dụng một chiêu nổi tiếng trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung là “Càn Khôn đại na di”, lệnh cho Gia Cát Lượng liên tục xuất quân chinh phạt dù quân sư họ Gia Cát chỉ có sở trường về việc trị lý công việc nội bộ thời bình.
Sách Tam Quốc gọi đây là “sáu lần ra Kỳ Sơn” của Gia Cát Lượng. Đối với Lưu Thiện, kết quả của những lần ra Kỳ Sơn này hoàn toàn không quan trọng, bởi lẽ điều Lưu Thiện quan tâm chính là mỗi lần xuất quân như vậy thì sẽ làm tiêu hao đi một chút khí thế và sức lực của Gia Cát Lượng. Và quả thực, những cuộc chinh phạt này đã vắt kiệt mọi sức lực của Gia Cát Lượng một cách mau chóng.
Mỗi lần Gia Cát Lượng dẫn quân xuất chinh là lúc Lưu Thiện cảm thấy thoải mái hơn một chút. Điều này, Lưu Thiện hiểu rất rõ, bởi vì nếu không thì với trí tuệ và phán đoán của mình, Lưu Thiện không khó để nhìn thấy “sáu lần ra Kỳ Sơn” của Gia Cát Lượng là lợi bất cập hại dù là về mặt chiến thuật hay chiến lược.
Điều đáng tiếc là nhiều người không có một cái nhìn toàn diện và hệ thống, chỉ thấy trong biểu xuất quân tấm lòng trung nghĩa của Gia Cát Lượng, chỉ thấy cái dũng cảm của vị thừa tướng nhà Thục Hán trong “sáu lần ra Kỳ Sơn”, chỉ thấy trí tuệ trong “không thành kế” bịa đặt. Trên thực tế, đó chỉ là cách nhìn ở tầng vi mô và không toàn diện. Nếu liên hệ các sự kiện lại với nhau, nhìn toàn thể, chúng ta có thể khẳng định rằng, người thực sự có “trí tuệ” chính là Lưu Thiện chứ không phải Gia Cát Lượng.
News
Hí hửng về ra mắt họ hàng trước khi cưới, được mẹ chồng xới cho bát cơm “đầy tận ngọn” tôi liền hiểu ngay th.ành k.iến, đứng phắt lên xin được hủy h:ôn trước cả dòng họ
Ngủ dậy, Liên đã thấy mẹ chồng cau có. Vừa quét nhà, mẹ chồng vừa than thở: ‘Làm dâu bây giờ sướng. Ngủ đến 7-8h sáng. Đâu như ngày xưa, từ 4-5 giờ sáng đã lo cơm nước’. Liên định…
Bữa cơm nào mẹ chồng cũng “th:an ngh:èo kể kh::ổ” tới phát ch:án, tới 1 ngày được mẹ xới cho bát cơm “đầy tận ngọn”, con dâu liền đứng phắt bế cháu về nhà ngoại luôn
Ngủ dậy, Liên đã thấy mẹ chồng cau có. Vừa quét nhà, mẹ chồng vừa than thở: ‘Làm dâu bây giờ sướng. Ngủ đến 7-8h sáng. Đâu như ngày xưa, từ 4-5 giờ sáng đã lo cơm nước’. Liên định…
Trở về sau 2 tuần đu du lịch, chị dâu khiến cả nhà ngỡ ngàng khi mang theo 1 đứa tr:ẻ, nhưng thái độ của anh tôi lại khiến mẹ tôi còn không dám h.é nửa lời
Không ngờ anh tôi lại ủng hộ việc làm của vợ. Về làm dâu nhà tôi hơn 10 năm nay, chị dâu chăm chỉ làm việc lo toan cho gia đình và nhà chồng. Trong mắt bố mẹ tôi, chị…
Sau 2 tuần du lịch, chị dâu bất ngờ bế về 1 đứa trẻ s:ơ s;inh, nhưng thái độ của anh tôi lại khiến cả nhà “im hơi b;ạt v:ía” không dám hé nửa lời
Không ngờ anh tôi lại ủng hộ việc làm của vợ. Về làm dâu nhà tôi hơn 10 năm nay, chị dâu chăm chỉ làm việc lo toan cho gia đình và nhà chồng. Trong mắt bố mẹ tôi, chị…
T:;á h;;ỏa nhận thiệp mời cưới từ người y;;êu cũ, lại còn được cho xem 1 tờ giấy ghi rõ ngày tháng khiến tôi th::ất th;;ần, không tin vào sự thật này
Tôi nhìn phiếu siêu âm thai đặt trước mặt mà hoang mang. Tôi và Quyên chia tay nhau được 1 năm. Chúng tôi đã ở bên nhau suốt 4 năm trời, trải qua biết bao vui, buồn. Tôi cũng đã…
Người y:êu cũ đến mời tới đám cưới còn cho xem 1 tờ giấy ghi rõ ngày tháng khiến tôi th:ất k:i:nh: Không thể tin nổi lại ra nông nỗi này
Tôi nhìn phiếu siêu âm thai đặt trước mặt mà hoang mang. Tôi và Quyên chia tay nhau được 1 năm. Chúng tôi đã ở bên nhau suốt 4 năm trời, trải qua biết bao vui, buồn. Tôi cũng đã…
End of content
No more pages to load