×

Điều gì khiến Lưu Bị chưa sánh được Tào Tháo? Có phải vì thua kém ngay ở điểm mạnh nhất của mình?

Bàn về thời Tam Quốc, người ta thường nói Thục có nhân hòa, Lưu Bị nổi tiếng trọng hiền đãi sĩ. Lưu Bị giương cao ngọn cờ chấn hưng nhà Hán, sở hữu một loạt nhân tài bậc nhất thời bấy giờ nhưng cuối cùng không thể làm nên nghiệp lớn. Vì sao lại như vậy?

Lưu Bị có danh nghĩa là thành viên hoàng tộc nhà Hán, từ đó lôi kéo được nhân tài.

Lưu Bị có danh nghĩa là thành viên hoàng tộc nhà Hán, từ đó lôi kéo được nhân tài.

Đánh giá về ở Trung Quốc thời Tam Quốc, có ý kiến cho rằng Ngụy – Thục – Ngô sở dĩ có thể chia ba thiên hạ là vì Tào Tháo có thiên thời, Tôn Quyền có địa lợi, Lưu Bị được nhân hòa.

Theo trang phân tích lịch sử Trung Quốc Qulishi, quan niệm này thực tế không chính xác.

Nói về nhân hòa, tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung phác họa Lưu Bị cả đời giương cao ngọn cờ nhân nghĩa, đấu tranh cho sự phục hưng của nhà Hán.

Trên thực tế, năng lực nhìn người của Lưu Bị chưa chắc đã hơn Tào Tháo. Lưu Bị cũng không làm tốt việc ổn định nội bộ như Tào Tháo, dẫn đến Thục Hán chia bè kết phái, mâu thuẫn liên miên, không có chỗ để nhân tài phát triển.

Theo Qulishi, có 3 dấu hiệu cho thấy Lưu Bị không hẳn là người nhân đức, giỏi chiêu hiền đãi sĩ hay sáng suốt, biết nhìn người.

Thứ nhất, Lưu Bị không quan tâm hết mực đến thuộc hạ. Từ Thứ là mưu sĩ hàng đầu của Lưu Bị, từng giúp thắng liền mấy trận, nhưng Lưu Bị trước sau chưa từng thăm hỏi hay dốc lòng che chở cho gia quyến của Từ Thứ.

Năm 208, Tào Tháo mang đại quân xuống đánh Kinh châu. Lưu Bị đem dân sơ tán, bị Tào Tháo đánh bại.

Gia quyến Lưu Bị và mẹ Từ Thứ tên là Từ Trắc cũng bị bắt tại đây. Tào Tháo nhờ mẹ Từ Thứ viết thư chiêu dụ con về phía mình. Từ Thứ nhận được thư mẹ bèn từ biệt Lưu Bị sang phục vụ Tào Tháo.

Lời nói của Lưu Bị hại chết Tam Quốc "chiến thần" Lã Bố.

Lời nói của Lưu Bị hại chết Tam Quốc “chiến thần” Lã Bố.

Năm xưa, Quản Trọng trước lúc qua đời đã từng đặc biệt nhắc nhở Tề Hoàn Công không thể trọng dụng Dịch Nha, Thụ Điêu và Khai Phương.

Trong ba người này, một người bỏ rơi con trai, một người bỏ rơi huynh đệ, một người không cần cha mẹ, vậy nên đều chẳng thể dùng được.

Chuyện Lưu Bị không bảo vệ được gia quyến cũng lặp đi lặp lại nhiều lần. Vậy điều gì đảm bảo ông có thể chăm lo và quan tâm thuộc hạ dưới trướng?

Thứ hai, Lưu Bị bị cho là phụ nghĩa khi đối xử với ân nhân. Lưu Bị từng nói: “Nay ta với Tào Tháo như nước với lửa, Tháo cấp bách, ta khoan thai; Tháo tàn bạo, ta nhân từ; Tháo xảo quyệt, ta trung hậu; cái gì cũng ngược với Tháo cả, việc mới thành được vậy. Nay được cái nhỏ mà mất đi tín nghĩa với thiên hạ, ta không đành lòng”.

Lời nói của Lưu bị là nguyên nhân trực tiếp khiến Tào Tháo giết Lã Bố, người được coi là ân nhân của Lưu Bị.

Lã Bố từng có lần giúp giải nguy cho Lưu Bị trước mối đe dọa từ thế lực của Viên Thuật. Khi Tào Tháo tấn công Từ Châu, Lã Bố  cũng đem quân đánh vào Duyện Châu khiến quân Tào phải rút lui, xem như cũng ngầm giúp Lưu Bị.

Vào thời điểm Lã Bố cùng đường, phải xin hàng Tào Tháo, Lưu Bị chẳng những không nói giúp mà còn nhẫn tâm khuyên Tào nên thẳng tay giết.

Thứ ba, Lưu Bị không tạo ra “cái uy” của một nhà lãnh đạo như Tào Tháo, khiến nội bộ Thục Hán chia bè kết phái, nhân tài không có cơ hội phát triển.

Lưu Bị không kiểm soát tốt việc triều chính, để Gia Cát Lượng và các công thần chia bè kết phái.

Lưu Bị không kiểm soát tốt việc triều chính, để Gia Cát Lượng và các công thần chia bè kết phái.

Theo Qulishi, một mặt trung thành với Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Mã Siêu, Hoàng Trung, Quan Vũ cũng gây dựng phe phái riêng, đấu đá lẫn nhau.

Lưu Bị trước sau còn hành xử không đồng nhất. Lưu Bị từng “ba lần hạ cố đến lều tranh” để mời Gia Cát Lượng, nhưng cuối cùng không thực sự trọng dụng Lượng.

Đến lúc lâm trung, Lưu Bị lại giao con trai cho Gia Cát Lượng dạy bảo, để Lượng lũng đoạn triều chính, ưu ái người quen, khắt khe với người dưng.

Lưu Bị cũng quá ưu ái Quan Vũ, Trương Phi, dẫn đến việc hai danh tướng này lạm quyền. Một người để mất Kinh Châu và mất mạng, người kia bị thuộc hạ hại chết.

Lưu Bị không quyết đoán để dùng Trương Nhiệm, dù là tướng giỏi và có tài thao lược. Khi Lưu Bị dẫn quân vào Ích Châu, thái thú Ích Châu Trương Nhiệm giết chết giết chết quân sư của Lưu Bị là Bàng Thống.

Sau khi bắt được Trương Nhiệm, Lưu Bị rất muốn giữ vị tướng tài này, nhưng Trương Nhiệm nói: “Trung thần há chịu thờ hai chúa”. Gia Cát Lượng nghe vậy liền lệnh đem Trương Nhiệm đi chém đầu.

Bên cạnh đó, Lưu Bị không làm tốt bằng Tào Tháo trong việc chiêu mộ nhân tài.

Đối với Tào Tháo, chỉ cần là nhân tài, tự khắc được trọng dụng, dù trước đây có thể gây thù oán với nhà họ Tào. Tất Kham, Ngụy Chủng là những người từng phản Tào Tháo, đến cuối cùng Tào Tháo vẫn tha mạng, tiếp tục tin dùng.

Trong khi đó, nhân tài gia nhập Thục Hán nhất định phải có nhân phẩm tốt, tài đức vẹn toàn mới được trọng dụng.

Kết quả là Thục Hán ngày càng suy yếu, khan hiếm nhân tài, trái ngược hoàn toàn so với Tào Ngụy, để thấy rằng Lưu Bị  có những mặt hạn chế, chưa thể sánh bằng Tào Tháo.

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinupdate247.com - © 2024 News