U40 không tài cán gì lại sống ỷ lại vào bố mẹ, anh trai chồng tôi chấp nhận lấy mẹ đơn thân hơn 10 tuổi.
Vợ chồng tôi lấy nhau được 10 năm và con trai đang học lớp 5. Gia đình chúng tôi về cơ bản không có gì phải lo lắng vì cuộc sống ở thành phố không khá giả nhưng cũng không phải quá khổ cực. Chính vì thế mọi lo lắng của mẹ chồng tôi dồn cho anh trai chồng tôi, hiện đã U40 tuổi nhưng sống ở quê với ông bà từ nhỏ, được nuông chiều nên không có tài cán gì, không công ăn việc làm, ngoại hình cũng không nổi bật. Chính vì thế đã gần 40 tuổi mà anh chưa lấy được vợ.
Cùng tuổi với anh trong làng cũng còn vài người nữa, trai làng thì nhiều mà gái thì ít. Gái ngoan không ai ngó ngàng tới những người đàn ông ít học, lười làm lại được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ như anh trai chồng tôi. Chính vì thế, khi đã ở bước đường cùng, mẹ chồng tôi nhấm nhả bắt anh chồng sang làng bên hỏi cưới một bà mẹ đơn thân đã có 1 con trai hơn anh chồng tôi 10 tuổi. Dù là lấy mẹ đơn thân nhưng vẫn còn tốt hơn là ở một mình – mẹ tôi nói vậy.
Anh trai chồng tôi từ nhỏ đã luôn nghe theo sự sắp xếp của bố mẹ nên nghe mẹ nói thế cũng không có phản kháng gì. Anh mang sính lễ nhiều hơn những người khác sang hỏi cưới bà mẹ đơn thân hơn 10 tuổi nhưng xinh xắn, ưa nhìn nên được chị gật đầu đồng ý luôn. Anh chị không tổ chức đám cưới vì sợ người đời chê cười “trai quá lứa” lấy “gái một lần đò”. Chính vì thế chỉ làm vài mâm cơm dưới sự chứng kiến, ủng hộ của những người thân trong làng.
Mặc dù là mẹ đơn thân nhưng tôi thấy chị dâu tôi lại rất được, siêng năng, thật thà, con nhà nghèo nên chăm chỉ làm ăn. Những tưởng không hợp thế mà anh chị lại hợp nhau đến lạ thường. Cả hai nhanh chóng có thai sau 2 tháng lấy nhau. Mọi người đều chúc phúc cho gia đình chồng tôi vì bỗng dưng có thêm 1 đứa cháu trai – con riêng của chị và lại còn có thêm cháu nội của mình nữa.
Duy chỉ có mẹ chồng tôi là người lo lắng vì giờ đây bà cho rằng gia cảnh không khá giả, nuôi 2 đứa trẻ không phải là chuyện dễ dàng gì. Tuy nhiên bà cũng chép miệng bởi đây là điều đáng mừng vì dù sao giờ đây anh trai chồng tôi cũng đã có vợ, có con, coi như viên mãn.
Lúc chị dâu tôi mang bầu, vì sinh sống vùng thôn quên nên không có điều kiện đi khám. Chỉ đến khi gần sinh con mới chuyển lên nhà tôi ở để mọi thứ được thuận lợi hơn. Khá bất ngờ khi ngày chị sinh, bác sĩ phát hiện ra chị mang bầu không chỉ 1 mà 2 em bé, đều là hai bé trai. Cả gia đình mừng rõ khôn xiết.
Nhìn hai đứa trẻ trai kháu khỉnh, bụ bẫm, đáng yêu ai nấy đều chúc mừng cho anh trai chồng tôi có lộc, một phát lên chức bố của hai đứa trẻ. Anh trai chồng tôi cũng mừng rỡ lắm, dù ở tuổi U40 nhưng ra dáng bố bỉm ngay, tất bật chăm sóc cho các con dễ thương.
Thế nhưng người lúc này bật khóc lại chính là mẹ chồng tôi. Bà ngồi phía hành lang bệnh viện không ngừng lấy tay lau nước mắt và khóc lớn. Tôi cảm thấy khó hiểu bởi hành động của mẹ chồng nên an ủi mẹ và hỏi nguyên do. Hóa ra bà lo lắng cho tương lai, bà nói rằng gia cảnh đã khó khăn giờ phải nuôi 3 đứa cháu trai như thế nào, phải nuôi dạy cháu trai như thế nào để chúng lớn lên thành tài, không ỷ lại vào bố mẹ như anh trai chồng tôi. Bằng không chúng sẽ lại nối tiếp quãng đời độc thân đến già, không cưới nổi vợ như bố của chúng.
Tâm sự từ độc giả nguyenan… @gmail.com
Trong thực tế xã hội hiện nay cũng có rất nhiều đấng mày râu gặp tình cảnh “ế vợ” khiến bố mẹ phải lo lắng. Một phần nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân của con trai kém cỏi, không thành công khiến cho việc lập gia đình trở nên khó khăn hơn. Và điều này phụ thuộc khá nhiều vào cách nuôi dạy của bố mẹ dành cho con trai trong suốt quá trình trưởng thành.
Chính vì thế, để nuôi dạy con trai thành tài, bố mẹ cần tránh 4 điều sau:
1. Không nuôi con trai trong nhung lụa
Ngày nay với điều kiện kinh tế tốt, các bậc cha mẹ sẵn sàng chi mạnh tay cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, học tập…của con. Thế nhưng cách nuôi dạy này không được khuyến khích bởi việc tạo điều kiện tốt kiểu “trải thảm sẵn” sẽ khiến trẻ quen dần với việc hưởng thụ vật chất xa hoa mà người khác mang lại.
Sự thỏa mãn vô hạn về nhu cầu vật chất sẽ khiến cậu bé thiếu ý chí mạnh mẽ và trách nhiệm của một người đàn ông. Ý nghĩa của “nghèo” nuôi con trai là để rèn luyện bé phát triển các đức tính cần cù và tiết kiệm thông qua sự nghèo khó, gian khổ.
2. “Ngại” nếm trải sự thất vọng
Một số ý kiến cho rằng những bông hoa trong nhà kính dù tươi đẹp đến mấy cũng khó chống trọi trước cơn bão. Việc nuôi dạy con trai cũng giống như cách ví von này, bé cần rèn luyện ý chí bằng cách đấu tranh tâm lý để vượt qua sự thất vọng mà vươn lên trong cuộc sống.
Nếm trải thất vọng sẽ thúc đẩy cậu bé dũng cảm, đẩy lùi sợ hãi và chủ động đối mặt với những khó khăn. (Ảnh minh họa)
3. Sống dựa dẫm vào cha mẹ
Ngày nay không ít nam sinh thiếu khả năng tự chăm sóc bản thân từ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như ấu ăn, giặt giũ… bởi lối sống từ trước đã có mẹ sắp xếp.
Điều này dần hình thành thói quen dựa dẫm, thiếu quyết đoán ở trẻ. Việc tách dần khỏi bố mẹ cũng giống như tạo thói quen sớm để trẻ tự lo liệu và đưa ra ý kiến của bản thân. Như vậy khi lớn lên bé sẽ trở nên độc lập và dễ dàng thích nghi với xã hội.
4. Không dám nhận lỗi và chịu trách nhiệm
Con trai trong quá trình trưởng thành sẽ trải qua giai đoạn nổi loạn, dễ mắc phải những sai lầm. Cha mẹ nên kiểm soát và xử lý khéo léo tránh nặng lời, chỉ ra những điểm vô lý, sai trái và dạy trẻ biết cách nhận lỗi và chịu tránh nhiệm với những gì mình đã làm.
Trách nhiệm là huy hiệu gắn trên vai mỗi người đàn ông. Do đó, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên giáo dục con trai có trách nhiệm không chỉ với bản thân, gia đình mà còn của xã hội.