Suy cho cùng thì Tào Tháo cũng là người làm việc lớn, thứ ông muốn làm đó là kiến thiết lại đất nước và xã hội. Bất kể là lúc nào thì cái trọng trách này cũng không thể thiếu được sĩ đại phu (các quan chức học giả), cũng chính là các quân tử. Tào Tháo dùng những tiểu nhân thực ra là một hình thức để cảnh cáo những bậc tinh anh kia
Trong bộ phim “Quân sư liên minh”, một bộ phim truyền hình xoay quanh cuộc đời nhân vật Tư Mã Ý, mặc dù có một vài chi tiết nghệ thuật hơi khoa trương nhưng về mặt tổ chức lịch sử quả thực có một nguyên mẫu, đó chính là chức quan “hiệu sự”. Vào cuối triều đại Đông Hán, ngoại thích, hoạn quan chuyên quyền, hoàng quyền suy yếu, và các thể chế giám sát nhà nước ban đầu dần dần xuống dốc. Trong bối cảnh lịch sử này, Tào Tháo đã thiết lập một hệ thống quan giám sát tạm thời, cũng chính là chức “hiệu sự” trong “Quân sư liên minh”.
Theo “Tam quốc chí”, loại hệ thống giám sát này tiếp tục tồn tại khi Tào Phi xưng đế, và trở thành phương tiện để hoàng đế cai trị đất nước. Trong vài năm sau khi Tào Phi lên ngôi, đã có hàng chục ngàn án kiện được điều tra thông qua hệ thống giám sát bí mật này.
Một bài viết trên mạng với tiêu đều “Không dùng quân tử dùng tiểu nhân – Cách tiếp cận của người Tào Tháo” nói rằng: Tào Tháo rõ ràng biết rằng những hiệu sự kia đều là tiểu nhân, những lại vẫn vô cùng trọng dụng, chỉ là vì muốn giữ được sự cân bằng của hệ thống chính trị, để có thể nắm được toàn bộ cục diện chính trị.
Bài viết cũng tin rằng: suy cho cùng thì Tào Tháo cũng là người làm việc lớn, thứ ông muốn làm đó là kiến thiết lại đất nước và xã hội. Bất kể là lúc nào thì cái trọng trách này cũng không thể thiếu được sĩ đại phu (các quan chức học giả), cũng chính là các quân tử. Tào Tháo dùng những tiểu nhân này thực ra là một hình thức để cảnh cáo những bậc tinh anh kia.
Phân tích này không thể nói là sai, có vẻ như các vị quân chủ khi muốn không chế đại thần của mình đều sử dụng phương pháp này. Muốn thực sự hiểu chiến lược dùng người của Tào Tháo, đây có thể được sử dụng như một điểm khởi đầu, nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây, thì sẽ không thể hiểu được bản chất.
Nhân vật Tào Tháo trên màn ảnh
Giáo sư Yan Buke của Khoa Lịch sử Đại học Bắc Kinh trong hai cuốn “Sĩ đại phu chính trị diễn sinh sử cảo” và “Lạc sư dư sử quan” đã chỉ ra sự khác biệt giữa “sĩ” (sĩ đai phu) và “lại” (quan lại), đây là một mấu chốt quan trong trong cách dùng người của Tào Tháo nói riêng và trong kết cấu chính trị truyền thống Trung Quốc nói chung.
Cái gọi là “lại” chủ yếu là một phần của hệ thống chính trị truyền thống được xây dựng trên cơ sở tư tưởng của Hàn Phi, Lý Tư, chịu trách nhiệm hành chính cụ thể, như cai ngục, thư lại. Ở Trung Quốc cổ đại, họ thường là hình thức cha truyền con nối. Họ thường không được tiếp nhận giáo dục nho giáo truyền thống mà thay vào đó nhận được giáo dục kỹ năng. Đối với họ, “tòng chính” là một loại công việc, nhiệm vụ của họ là hoàn thành các công việc và thủ tục theo các chính sách và quy định được thiết lập.
Cái gọi là “sĩ” chủ yếu là sản phẩm của Nho giáo. Họ tiếp nhận nền giáo dục Nho giáo nói chung, cách họ “tòng chính” thông thường đều mang một lý tưởng và quan niệm nhất định. Về bản chất, sĩ không phải là một phần của hệ thống chính trị, mà là một nhà lập pháp và giám sát tham gia vào hoạt động của hệ thống chính trị.
Sĩ và Lại đôi khi có sự chồng chéo trên 1 cá nhân nhưng có một số người, sự khác biệt là rõ ràng. Ví dụ, Bàng Thống, ông là người tuyệt đối không thèm đi làm một huyện lệnh cỏn con, tác phẩm Diễn nghĩa đã mỹ hóa vị mưu sĩ này, Bàng Thống làm huyện lệnh được khoảng 100 ngày, từ sáng tới tối chỉ uống rượu, bỏ bê công việc, Trương Phi hậm hực chất vấn ông tại sao tham rượu bỏ việc thì ông bật cười, lệnh cho nha lại đem hết công văn trong 100 ngày để cho ông phê duyệt. Chỉ nửa ngày, Bàng Thống đã xử lý hết toàn bộ. Chi tiết này này phản ánh rõ ràng tâm lý vượt trội và lý tưởng của các “sĩ”.
Sĩ và Lại có chức năng khác nhau. “Lại” gắn liền với hệ tư tưởng pháp lý, gắn liền với quản trị hành chính cụ thể, gắn liền với thực tế; “sĩ” gắn liền với Nho giáo, gắn liền với Đạo giáo và tư tưởng chính trị, gắn liền với lý tưởng. Sự cai trị của các triều đại Trung Quốc truyền thống về cơ bản là “Nho pháp tính dụng” (Nho gia và Pháp gia kết hợp) và “Nho biểu pháp lí” (bên ngoài là Nho giáo, bên trong là Pháp gia). Trong các triều đại, “sĩ” và “lại” luôn tồn tại song song, đồng thời phải duy trì sự cân bằng nhất định, hoặc có thể nói, nếu bất kỳ một trong hai nhóm này nhấn chìm hoàn toàn nhóm kia, chính trị sẽ bị trục trặc, dẫn đến sự sụp đổ của triều đại.
Tào Tháo (trái) và Tư Mã Ý (phải)
Chính quyền Tào Tháo nhấn mạnh việc thiết lập trật tự trong thời loạn và tầm quan trọng của các “lại”, những người có thể đảm nhận các chức năng thực tế. Mặc dù Tào Tháo có nhiều “sĩ” (hầu hết đều là vì phò tá Hán thất mà tới), nhưng không đối xử với họ như đối xử với một học giả thông thường, mà chủ yếu sử dụng họ như một mưu sĩ, cố vấn, nếu một trong số họ thể hiện ra tác phong của sĩ, chế nhạo chính quyền, Tào Tháo thường sẽ loại bỏ, chẳng hạn như Khổng Dung, Thôi Diễm, Nễ Hành (mượn đao), và thậm chí một người có đóng góp to lớn như Tuân Úc cuối cùng đã bị ép đến buồn bực mà chết.
Trần Dần Khác, một nhà sử học nổi tiếng của Trung Quốc khi bàn về Tam Quốc cũng chỉ ra rằng Tào Tháo đại diện cho hàn môn (địa chủ nhỏ), trong khi Tư Mã Ý đại diện cho thế gia đại địa chủ. Do đó, Tào Tháo dùng người không câu nệ dòng dõi.
Tào Tháo nắm bắt được xu hướng tinh thần chính trị thời đại này, ông vì chính trị mà từ bỏ đạo đức giả, dùng người chỉ nhìn vào tài năng, vì vậy mà trong một khoảng thời gian ngắn có thể biến yếu thành mạnh, đồng thời trở thành thế lực mạnh nhất. Nhưng kiểu tinh thần chính trị này đồng thời cũng có những nhược điểm, dùng người mà không giảng đạo đức chưa bao giờ có thể là một nước cờ lâu dài, gia tộc Tư Mã có thể dễ dàng giành quyền lực lại từ Tào Sảng cũng là vì lý do này.
News
Lần nào sang nhà thằng bạn chơi cũng thấy bà nội nó đon đả ra nói chuyện còn làm rất nhiều đồ ăn ngon cho tôi. Dần dần tôi bắt đầu có tình cảm với bà. Đến khi tôi quyết định tỏ tình thì nhận được câu trả lời chóa-ng vá-ng
Theo đó, đây là mối tình giữa một người phụ nữ tên Kurata Ratsuko, 61 tuổi với một người đàn ông trẻ chỉ mới 29 tuổi. Cặp đôi chênh lệch nhau tới 32 tuổi, chẳng khác nào mẹ con, thế…
Sinh ra trong gia đình nghèo rớt mùng tơi. Sau khi lên đại học tôi cắt đứt mọi liên lạc với cha mẹ đổi cả tên họ để quen và cưới cô tiểu thư phố cổ. 10 năm khi vô tình đi công tác qua nhà cũ, tôi bàng hoàng khi thấy 1 ngôi mộ có ảnh mình ngay trước….
Mỗi gia đình lại có những cách giáo dục con cái khác nhau, tuỳ vào hoàn cảnh và điều kiện tài chính. Nhưng suy cho cùng, phụ huynh nào cũng mong con cái có thể phụng dưỡng lại mình sau…
Mai Phương Thúy chuẩn bị làm mẹ
Được biết ở tuổi U40, Mai Phương Thúy nói cô không bị áp lực chuyện kết hôn, sinh con. Mới đây, thông tin Mai Phương Thuý chuẩn bị kết hôn nhận được sự quan tâm của đông đảo netizen. Bạn thân cũng…
Những ngày cuối đời của nam diễn viên vừa quadoi ở tuổi 39
Sau khi nhập viện, bác sĩ cho biết Lê Hùng bị đột quỵ, xuất huyết mạch máu não, chỉ còn 10% khả năng cứu được. Những ngày qua, thông tin nghệ sĩ cải lương Lê Hùng đột ngột qua đời ở tuổi…
Trương Ngọc Ánh đã có tình yêu mới sau khi chia tay Anh Dũng?
Trương Ngọc Ánh khoe vẻ đẹp quyền lực và quyến rũ trong bài đăng mới. Mới đây, Trương Ngọc Ánh gây chú ý khi đăng tải loạt ảnh mới lên trang cá nhân. Trong bài đăng, nữ siêu mẫu thu…
Thúy Diễm khoe bụng bầ.u vượt mặt, lần này vẫn dự sinh ở Mỹ?
Mới đây, diễn viên Thúy Diễm gây sốt khi chia sẻ loạt ảnh mới, khoe bụng bầu lớn. Được biết, đây là tạo hình của bà xã Lương Thế Thành trong phim truyền hình mới. Thời gian gần đây, Thúy Diễm hoạt…
End of content
No more pages to load