Đây hẳn là một “đôi đũa lệch” hết sức khi chàng và nàng có khoảng cách chiều cao tới gần 40cm.

Gặp và kết duyên với anh chàng bảnh bao, cao ráo là điều chị em nào cũng mong muốn. Nếu lần đầu gặp mặt, chưa cần biết tính cách ra sao nhưng ngoại hình bên ngoài gây ấn tượng cũng đủ để “ghi điểm” trong mắt các nàng rồi. Thế nhưng, chuyện kết duyên với một chàng trai cao gần 2m lại là chuyện hoàn toàn khác.

Bà mẹ trẻ Sharmin Brunell (21 tuổi) sở hữu chiều cao có phần khiêm tốn là 1m54, cô có duyên gặp gỡ và kết hôn với anh chàng Graham cao tới tận 1m92. Đây hẳn là một “đôi đũa lệch” hết sức khi chàng và nàng có khoảng cách chiều cao tới gần 40cm. Nhưng mà, tình yêu lạ thế đấy, chênh lệch chiều cao không bao giờ là rào cản!

 - Ảnh 1.

Sharmin và Graham là cặp “đôi đũa lệch” về chiều cao.

Hơn 2 năm trước, Sharmin hạ sinh bé trai đầu lòng tên Amaré nhưng có một điều mà cô không thể ngờ được, ấy là cậu bé thừa hưởng gen chiều cao của bố ngay từ trong bụng mẹ. Và chính vì điều đó đã khiến Sharmin gặp tai nạn hiếm thấy lúc sinh con.

Cụ thể, khi chào đời, bé Amaré đã có chiều dài lớn hơn hẳn so với trẻ sơ sinh bình thường, kích thước chiều dài cơ thể ấn tượng của cậu bé khiến mẹ bị gãy xương cụt lúc “vượt cạn”.

Bé Amaré có chiều dài lúc mới chào đời lớn hơn hẳn các bé sơ sinh khác. Cậu bé phải mặc quần áo của trẻ 3-6 tháng.

Theo lời kể của Sharmin, đến nay, sau hơn 2 năm, chiều cao của con trai cô vẫn luôn vượt chuẩn. Thậm chí, dù mới 2 tuổi nhưng cậu bé đã mặc vừa quần áo của trẻ lên 5.

 - Ảnh 3.

Giờ đây, dù mới 2 tuổi nhưng cậu bé đã mặc vừa quần áo của trẻ lên 5.

Sharmin đã chia sẻ câu chuyện về biến chứng gãy xương cụt của mình trong một video đăng tải trên TikTok và thu hút tới 5,6 triệu lượt xem.

Cô viết trong phần chú thích video: “Bản thân tôi chỉ cao có 1m54, nhưng tôi kết hôn với một người đàn ông cao 1m92 vì nghĩ rằng sự chênh lệch chiều cao của chúng tôi rất dễ thương… Nhưng không ngờ, kích thước của cậu con trai nhỏ lúc mới chào đời đã khiến tôi bị gãy xương cụt”. Biến chứng này khiến bà mẹ trẻ phải chịu đau đớn suốt hơn 2 năm rồi vẫn chưa đỡ.

Theo bà Deena Blumenfeld, một chuyên gia về sinh sản có chứng nhận Lamaze (LCCE) và thành viên của trường Đại học Giáo dục Sinh sản Hoa Kỳ (FACCE), đau xương cụt không phải là hiếm gặp trong và sau khi sinh con.

Bà nói với trang Romper rằng nhiều khả năng việc gãy xương cụt sẽ xảy ra nếu một người phụ nữ trước đó đã từng bị gãy xương cụt, hoặc nếu đứa trẻ có kích thước lớn.


Mặc dù kích thước của Amaré là yếu tố chính dẫn đến chấn thương của mình, nhưng Sharmin cũng cho rằng tư thế khi sinh cũng là nguyên nhân.

Cô cho biết: “Tôi đã nằm ngửa để sinh con và giờ tôi biết đó là tư thế không tốt khi chuyển dạ, nhưng hầu hết các bác sĩ đều bắt bạn phải sinh ở tư thế này vì nó thuận tiện nhất cho họ. Tôi đã bị đau đớn khủng khiếp trong 2 năm sau sinh đến nỗi tôi sợ gãy xương cụt lần nữa hơn là sợ sinh con tự nhiên”.