Tưởng mình bị lãng tai, nhưng sự thật đằng sau khiến tôi chết lặng.

Tôi từng có một gia đình hạnh phúc, vợ đẹp con ngoan, đúng chuẩn gia đình kiểu mẫu mà nhiều người mong muốn, nhưng nó đã hoàn toàn tan biến vào 2 năm về trước khi vợ tôi bất ngờ gặp bạo bệnh và qua đời. Kể từ đó đến nay tôi “gà trống” nuôi con trai, thằng bé hiện tại đã 8 tuổi và đang học tiểu học.

Những năm qua tôi đã làm đủ thứ công việc, bươn chải khắp nơi vì muốn bù đắp cho bất hạnh của con khi còn nhỏ mà đã thiếu vắng tình yêu thương của mẹ. Vừa làm bố vừa làm mẹ, đơn thân nuôi con là một hành trình đầy gian nan với cánh mày râu như tôi. Có lẽ, chỉ những ông bố nào đang trong hoàn cảnh này thì mới hiểu rõ tôi đã trải qua điều gì.

Mấy đêm liền cứ nghe tiếng vợ nói chuyện với con trai, tôi sợ xanh mặt vì cô ấy đã mất 2 năm-1

Ảnh minh hoạ

Cứ ngỡ cú sốc lớn về sự ra đi của vợ rồi sẽ dần nguôi, mà thực ra thì nó cũng đã bớt đi vài phần đau thương so với khoảng thời gian trước đây, nhưng rồi một chuyện không mong muốn xảy ra và nó lại khơi dậy nỗi đau đang sắp ngủ yên của bố con tôi. 2 năm qua tôi vẫn luôn cố gắng giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ để con trai có thể cảm nhận được mà hạnh phúc lớn lên.

Thiếu tình yêu thương của mẹ, người làm bố như tôi cần phải bù đắp gấp đôi cho con, tôi hiểu và đã làm điều này mỗi ngày. Vậy mà chỉ vì một câu nói của bạn học cùng lớp con trai, thằng bé lại lần nữa rơi vào tổn thương. Chuyện là dạo gần đây tôi bỗng cảm thấy con cư xử rất khác, không còn vui vẻ và hoạt bát như mọi ngày. Nhiều lần gặng hỏi chuyện nhưng đứa trẻ chỉ im lặng rồi né tránh.

Mấy đêm liền cứ nghe tiếng vợ nói chuyện với con trai, tôi sợ xanh mặt vì cô ấy đã mất 2 năm-2

Ảnh minh hoạ

Tôi lo lắng cho con, biết chắc chắn thằng bé đang gặp chuyện gì đó nhưng giấu nên đã cố tình theo dõi đứa trẻ nhiều hơn. Cho đến khi mấy đêm liền gần đây, tôi phát hiện con thường nói chuyện một mình trong phòng, lén điều tra thì tôi giật mình khi nghe tiếng nói quen thuộc của người vợ đã mất 2 năm.

Tưởng mình bị lãng tai, nhưng đến khi biết sự thật đằng sau thì chết lặng. Hoá ra, vì nhớ mẹ nên con trai đã mở máy tính ra và xem đi xem lại những video mà gia đình 3 người chúng tôi lúc trước thường quay với nhau để làm kỷ niệm. Thằng bé vừa xem vừa thút thít khiến tôi rất đau lòng. Tôi đã cố gắng vỗ về và tâm sự với đứa trẻ để con bình tĩnh hơn, cuối cùng con cũng nói ra chuyện bị một bạn học trong lớp “chọc ghẹo” là “không có mẹ, bị mẹ bỏ rơi, mẹ mất rồi”.

Mấy đêm liền cứ nghe tiếng vợ nói chuyện với con trai, tôi sợ xanh mặt vì cô ấy đã mất 2 năm-3

Ảnh minh hoạ

Ngày trước con còn nhỏ nên có lẽ chưa hiểu rõ về sự mất mát này, nhưng càng lớn thì nhận thức của thằng bé càng hoàn thiện hơn. Chính vì vậy mà con mới bị tổn thương tâm lý khi nghe bạn nói như thế. Đây là tình huống mà tôi không mong muốn xảy ra với con nhất, nên mấy năm nay vẫn luôn nỗ lực để bảo vệ, bao bọc thằng bé. Nhưng có lẽ, điều này thực sự rất khó tránh khỏi khi con đến độ tuổi mà các mối quan hệ ngày một rộng hơn, ra khỏi phạm vi gia đình.

Nghe con hỏi với vẻ mặt ngây thơ, “Bố ơi! Bố đưa con đi gặp mẹ được không?” mà trái tim tôi như có hàng ngàn vết dao đâm. Tôi phải làm thế nào thì con mới có thể hạnh phúc lớn lên, tôi có nên nói rõ cho con biết về cái chết của mẹ để con hiểu không và điều đó có khiến con đau khổ.

Nếu có ai đó cũng đang trong hoàn cảnh giống như tôi thì mọi người hãy cho tôi lời khuyên…

Tâm sự từ độc giả hieule…@gmail.com

Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ nhỏ thường trải qua 5 giai đoạn tâm lý như chối bỏ sự thật, giận dữ, mặc cả, buồn rầu và cuối cùng là chấp nhận thực tế khi cha, mẹ đột ngột qua đời. Tùy vào mỗi độ tuổi mà trẻ sẽ có khả năng nhận tức về sự mất mát ở các cấp độ khác nhau.

Trẻ ở lứa tuổi mầm non chưa thể hiểu rõ bố mẹ mất là như thế nào nhưng các bé có thể cảm nhận được sự thiếu hụt, sự chia cắt. Nhiều đứa trẻ sẽ khóc, sợ hãi, thay đổi thói quen, bỏ ăn… thậm chí là thu mình, không giao tiếp với người khác. Trẻ ở lứa tuổi tiểu học có thể hiểu biết hơn nhưng trẻ sẽ không chịu chấp nhận sự thật đó mà luôn tìm cách né tránh hoặc tự lừa dối chính bản thân mình.

Tuy nhiên sự thật mãi là sự thật và không thể thay đổi được. Chính vì thế người lớn không nên e ngại chuyện nói ra sự thật cho trẻ biết khiến trẻ bị dồn nén cảm xúc khi bất ngờ biết được. Cách tốt nhất là dần dần nói cho trẻ sự thiếu hụt nếu bố mẹ qua đời và đồng hành cùng con trải qua tất cả các cung bậc cảm xúc.

Cách xoa dịu con tốt nhất là lắng nghe, thừa nhận cảm xúc và tôn trọng cảm xúc của trẻ. Hãy cho con thời gian tiếp nhận và đừng nóng lòng thúc ép con phải trở lại trạng thái bình thường. Khi nhận thức của con dần hoàn thiện, cùng với sự hỗ trợ phù hợp từ các thành viên trong gia đình thì tâm lý của đứa trẻ sẽ ổn định hơn.