Có sự nghiệp và chuyện tình cảm đáng ngưỡng mộ nhưng nghệ sĩ Chí Trung vẫn còn một điều đáng tiếc.
Có sự nghiệp và chuyện tình cảm đáng ngưỡng mộ nhưng nghệ sĩ Chí Trung vẫn còn một điều đáng tiếc.
Nghệ sĩ Chí Trung tên đầy đủ là Phạm Chí Trung, sinh ngày 8 tháng 11 năm 1961 tại Hà Nội. Chí Trung là con trai của nghệ sĩ Quý Dương và nghệ sĩ violoncelle Phùng Thúy Lan. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật nên từ thuở nhỏ, Chí Trung bị ép phải học violon. Tuy nhiên sau 4 năm, việc học violon không thành công nên anh quyết định rẽ hướng. Học hết trung học anh không thi đại học mà thi vào Nhà hát Tuổi trẻ. Nam nghệ sĩ đã trúng tuyển vào Nhà hát trong cuộc thi hơn 2000 thí sinh và gắn bó với ánh đèn sân khấu từ đó.
Anh từng chia sẻ cái duyên ngẫu nhiên đến với nghề diễn: “Tôi học không giỏi, vào nghề một cách ngẫu nhiên. Bố đưa tôi đến Nhà hát Tuổi trẻ để thi và trở thành diễn viên suốt 45 năm. Tôi không chọn nghề nhưng có lẽ nghề chọn tôi. Cuộc sống đã chọn tôi trở thành một Chí Trung để các bạn yêu mến”.
Nam nghệ sĩ vô tình bén duyên với nghề diễn và theo đuổi cả một đời người.
Chí Trung là nghệ sĩ có những thành công với chính kịch. Anh tham gia nhiều vở diễn và được nhiều khán giả yêu mến bởi lối diễn tự nhiên, chân chất. Đến với nghề diễn do nghề chọn mình, NSƯT Chí Trung ghi dấu trong lòng khán giả với các vở chính kịch: Romeo trong Romeo và Juliet, Đôn sứt trong Lời thề thứ 9, Tạ Quay trong Trò đời… Với anh, thời hoàng kim chính là những năm 1980, Nhà hát Tuổi trẻ đã đem đến một luồng gió mới cho đời sống kịch nghệ nước nhà.
Ít ai biết trước khi đến với hài kịch, nam nghệ sĩ từng là diễn viên chính kịch có tiếng.
Ngoài ra, nam nghệ sĩ còn được khán giả biết đến nhiều hơn với vai trò một nghệ sĩ hài. Đặc biệt là vai Táo Giao thông nhiều năm trong chương trình Gặp nhau cuối năm. Cách diễn hài của Chí Trung rất chân thật, thỉnh thoảng buông ra một câu bằng chất giọng đặc trưng không nhắng nhít, ồn ào, cũng không uốn éo làm bộ làm tịch. Kiểu nhăn mặt hay tướng đi, thậm chí cả lúc quát tháo trên sân khấu của anh cũng có thể làm khán giả cười.
Nhìn lại dấu mốc 20 năm Táo Quân, nghệ sĩ lựa chọn vai diễn Táo giao thông là sự tổng hòa của bản thân một cách rõ nét: “Tôi cảm ơn vai Táo giao thông đã mang lại cho tôi niềm tin yêu của hàng triệu khán giả trên cả nước. Tôi nghĩ tôi đã làm tốt vai đó, nó hợp với tôi”.
Chí Trung ghi dấu ấn khi diễn trong Táo Quân nhiều năm.
Ngoài diễn trên sân khấu, Chí Trung còn được biết đến với vai trò là một diễn viên điện ảnh và truyền hình. Anh có những vai diễn để lại ấn tượng trong các tác phẩm: Kiều nữ và đại gia, Đêm hội Long Trì, Đường về với thành Thăng Long và gần đây nhất là phim truyền hình Thông gia ngõ hẹp.
Sau nhiều năm làm việc ở Nhà hát Tuổi trẻ. Từng là Trưởng đoàn kịch 2 của Nhà hát hiện nam nghệ sĩ là Phó giám đốc Nhà hát. Anh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1997. Năm 2013, tại Liên hoan các vở diễn của Lưu Quang Vũ nghệ sĩ Chí Trung đã được trao “Giải thưởng dành cho đạo diễn” cho vở kịch Mùa hạ cuối cùng.
Sau hơn 45 năm theo nghề, nam diễn viên khẳng định mình đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật và cho khán giả: “Không có tỉnh thành nào trên cả nước mà tôi chưa đặt chân đến. Tôi chẳng thấy mình có đỉnh cao nào trong sự nghiệp”.
Tuy nhiên, nam nghệ sĩ 3 lần liên tiếp vắng mặt trong danh sách được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân khiến khán giả khó hiểu. Vào năm 2015, NSƯT Chí Trung trượt danh hiệu NSND ngay từ Hội đồng cấp Bộ. Năm 2018, nam nghệ sĩ không có tên trong danh sách. Đến 2023, trong 77 cá nhân được phong tặng danh hiệu NSND do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký quyết định, anh lại vắng bóng dù anh đã có tên trong số 136 NSƯT được trình lên Hội đồng cấp Nhà nước trước đó.
Nhiều lần bị trượt danh hiệu NSND khiến anh không còn mặn mà.
Là một nghệ sĩ gạo cội nhưng ít ai biết, gia đình Chí Trung cũng có sức ảnh hưởng tới nền nghệ thuật Việt Nam. Nam nghệ sĩ là con trai của nghệ sĩ Quý Dương và nghệ sĩ violon Phùng Thúy Lan. Chị gái là Phạm Thu Hương – giảng viên dạy piano, em gái là Phạm Quỳnh Trang – thạc sĩ piano, giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và em trai út học piano jazz tại Mỹ.
Nói về bố của Chí Trung, NSND Quý Dương là một ca sĩ, một giảng viên thanh nhạc có tiếng những năm 80. Ông là giảng viên thanh nhạc đầu tiên của Nhạc viện Hà Nội, là nghệ sĩ hát opera đầu tiên của Việt Nam, người vào vai chính của vở opera đầu tiên được dàn dựng và công diễn ở Nhà hát Lớn Hà Nội. Ông còn là thầy của nhiều thế hệ nghệ sĩ, trong đó nhiều người đã tạo dựng được tên tuổi như: Trung Đức, Thúy Mỵ, Bích Việt,…
Vào giữa những năm 80 của thế kỷ XX, nghệ sĩ Quý Dương giữ chức vụ Phó Giám đốc rồi Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam. Năm 1997, ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu cao quý Nghệ sĩ Nhân dân.
Bố Chí Trung là một nghệ sĩ nổi tiếng, được trao tặng danh hiệu cao quý Nghệ sĩ Nhân dân vào năm 1997.
Mẹ nam nghệ sĩ là bà Phùng Thúy Lan, trước là nghệ sĩ violoncelle nổi tiếng và gắn liền với nhiều thế hệ thính giả trên Đài tiếng nói Việt Nam. Bà từng học trung cấp violoncelle tại Trường Âm nhạc Việt Nam nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Những năm tháng tuổi trẻ, bà từng công tác qua nhiều đoàn nghệ thuật như: Đoàn Dân ca Bình – Trị – Thiên, Đoàn Xiếc TW, Đài Huế, Đài Giải phóng và Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam.
Mẹ anh là nghệ sĩ violoncelle nổi tiếng một thời.
Nói về chuyện đời tư của nghệ sĩ Chí Trung, không ai không biết đến mối tình của nam nghệ sĩ với nữ diễn viên Ngọc Huyền. Cặp đôi quen và yêu nhau khi cùng học tập tại Nhà hát Tuổi Trẻ. Suốt 5 năm đầu, cả hai bị gia đình Ngọc Huyền phản đối, ngăn cản. Nhiều lý do cho rằng không môn đăng hộ đối vì thời điểm đó diễn viên Ngọc Huyền là con gái chủ tiệm ảnh Đại Tân nức tiếng phố Huế thập niên 80. Trong khi đó, Chí Trung lại rất nghèo. Nam nghệ sĩ thời trẻ sống cùng mẹ trong căn tập thể rộng vẻn vẹn 10m2 cộng thêm 1 gác xép nhỏ.
Mối tình của nghệ sĩ Chí Trung và Ngọc Huyền từng nhận được sự ngưỡng mộ của bạn bè, đồng nghiệp và công chúng. Giai thoại đẹp về chuyện tình với 7 năm yêu nhau gian nan và hơn 30 năm hôn nhân hạnh phúc của cặp đôi được nhiều người biết đến tận bây giờ. Yêu nhau từ năm 1978 mãi đến năm 1986 mới làm đám cưới và kết tinh của tình yêu ấy là 2 đứa con lần lượt ra đời.
Mối tình đẹp của Chí Trung – Ngọc Huyền từng được bạn bè và khán giả hết mực ngưỡng mộ.
Cặp đôi có với nhau 2 người con.
Khi nhìn lại cuộc hôn nhân đổ vỡ này, Chí Trung thẳng thắn cho biết, không phải anh bỏ vợ để yêu gái trẻ mà anh mới là người bị bỏ và lý do là vì bản thân đã sống không đủ tốt. Đó là điều khiến anh ân hận và suy nghĩ rất nhiều. “Táo Giao thông” từng chia sẻ, anh và Ngọc Huyền âm thầm ly thân năm 2016 và cuối năm 2018 ly hôn. Về lý do giữ im lặng, Chí Trung cho hay vì cả hai biết mình là người của công chúng và là “biểu tượng hôn nhân” với hơn 32 năm chung sống.
Chí Trung cũng thẳng thắn chia sẻ lý do ly hôn: “Có lẽ chúng tôi chia tay vì sự vô cảm đến dần dần sau quá trình sống quá dài với nhau, có thể là do sự gia trưởng của tôi quá lớn, có thể do tính lăng nhăng của tôi làm cho mọi người không chịu nổi khi về già”.
Nam nghệ sĩ cũng tiếc nuối và buồn bã trước quyết định ly hôn với vợ.
Sau gần một năm ly hôn diễn viên Ngọc Huyền, cuối năm 2018 nghệ sĩ Chí Trung tìm được tình yêu mới bên bạn gái doanh nhân tên Ý Lan. Ý Lan (tên thật là Trần Ngọc Lan) sinh năm 1979, từng đạt danh hiệu Á hậu Doanh nhân năm 2017. Tuy nhiên, cô được biết đến nhiều với câu chuyện tình yêu cùng NSƯT Chí Trung.
Cả hai xác nhận yêu nhau từ đầu năm 2020. Từ khi công khai mối tình với bạn gái kém 18 tuổi, Chí Trung không tiếc lời khen dành cho bạn gái. Đến nay, nghệ sĩ và người yêu kém 18 tuổi đã gắn bó gần 3 năm, tình cảm ngày càng mặn nồng.
Sau 1 năm ly hôn, nghệ sĩ Chí Trung có mối tình mới với bạn gái kém 18 tuổi.
Từ khi thôi giữ chức Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ và nghỉ hưu, NSƯT Chí Trung dành nhiều thời gian cho bản thân. Anh thường xuyên đi du lịch cùng bạn gái. Lúc ở nhà, nam nghệ sĩ có thú vui nuôi chim, cá cảnh, gà tre… Không thể phủ nhận rằng ngoài 60 tuổi nhưng nam nghệ sĩ ngày càng trẻ trung, phong độ.
Nam nghệ sĩ và bạn gái thường xuyên đi du lịch khiến nhiều người ngưỡng mộ.