Câu chuyện của bà Mai được chia sẻ trên MXH Toutiao (Trung Quốc) thu hút nhiều sự chú ý từ CĐM.

***

Tôi tên là Mai Tú Lệ, năm nay tôi 72 tuổi. Tôi cùng chồng đang sống tại một thành phố. Tôi và chồng hiện đang kinh doanh một cửa hàng giày da, thu nhập mỗi tháng của chúng tôi chỉ vừa đủ để trang trải cuộc sống. Cả đời, chúng tôi cũng chỉ tiết kiệm được khoảng 600.000 NDT (khoảng 2 tỷ VNĐ) để lo đám cưới cho con trai.

Vừa rồi, con trai gọi điện thông báo muốn kết hôn. Tuy nhiên, chưa kịp để tôi vui mừng, con trai đã ngay lập tức đòi 2 triệu NDT (khoảng 6 tỷ VNĐ) để mua nhà và chuẩn bị đám cưới. Nghe vậy, tôi sửng sốt nhưng vẫn kiên nhẫn giải thích rằng chúng tôi chỉ có đủ 600.000 NDT.

Không ngờ, con trai tôi lại nói: “Bố mẹ không có đủ tiền thì có thể đi vay hoặc bán căn nhà mà bố mẹ đang ở là được”. Tôi bàng hoàng khi nghe con trai nói những lời ích kỷ như vậy và bảo lại với con trai rằng nếu bán nhà thì chúng tôi sống ở đâu.

Lời nói tiếp theo của con trai khiến tức đến run người: “Bố mẹ có thể thuê căn nhà nhỏ để ở. Sau này khi bố mẹ già, không còn đủ sức khỏe thì có thể sống trong viện dưỡng lão”. Nghe vậy, tôi vô cùng thất vọng. Con trai tôi đã thay đổi, trở nên ích kỷ và lạnh lùng.

72 tuổi, lần đầu tiên tôi giận run người: Con trai đòi 6 tỷ đồng để lấy vợ, yêu cầu vợ chồng tôi bán nhà, chuyển vào viện dưỡng lão- Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Con trai tôi đã từng là một đứa trẻ ngoan ngoãn, biết yêu thương bố mẹ

Tôi vẫn còn nhớ rõ sự háo hức và đôi mắt đỏ hoe của chồng khi thấy con chào đời. Khi đó, con trai tôi rất dễ thương và được mọi người yêu quý. Khi còn nhỏ, con rất bám chúng tôi. Tuy nhiên, từ khi vào Đại học, con bỗng “thay tính, đổi nết”. Dần dần, con hiếm khi liên lạc với chúng tôi. Con chỉ nghĩ đến vợ chồng tôi khi không còn tiền tiêu xài.

Trí nhớ của vợ chồng tôi ở độ tuổi này không còn được minh mẫn như thời trẻ nên thỉnh thoảng chúng tôi sẽ nhanh quên một số việc. Do đó, chúng tôi luôn phải chịu sự chỉ trích của con khi vô tình quên làm điều gì đó. Tuy nhiên, bạn bè đã khuyên chúng tôi cần kiên nhẫn vượt qua thời kỳ nổi loạn của con cái.

Sau khi tốt nghiệp Đại học và đi làm, con trai đã tự chủ tài chính nên càng ít liên lạc với gia đình. Thỉnh thoảng, khi nhớ con, tôi đã gọi điện cho con. Tuy nhiên, mỗi lần như vậy, con đều tỏ ra phiền phức và muốn nhanh cúp máy. Tôi nhận ra rằng không biết từ khi nào tôi bắt đầu phải thận trọng khi nói chuyện với con trai mình.

72 tuổi, lần đầu tiên tôi giận run người: Con trai đòi 6 tỷ đồng để lấy vợ, yêu cầu vợ chồng tôi bán nhà, chuyển vào viện dưỡng lão- Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Bây giờ, tôi không trông chờ con trai chăm sóc chúng tôi khi về già. Tuy nhiên, con trai tôi đến một chút lòng hiếu thảo cũng không có. Tôi dần cảm thấy buồn rầu và thất vọng đến cùng cực trước sự vô ơn của con trai.

Chồng tôi cũng rất buồn, ông ấy ngậm ngùi: “Hóa ra, bao nhiêu lâu nay, công sức chúng ta nuôi nấng con cái bỗng hóa thành công cốc. Con trai coi trọng cuộc việc kết hôn còn hơn là những người sinh ra, dạy dỗ con nên người. Hiện tại, chúng ta không cần quan tâm đến con nữa, chỉ cần sống tốt đến hết cuộc đời là được”.

Ngày xưa, con trai tôi là “kho báu” và là nguồn sống. Chúng tôi dành mọi sự quan tâm, tình yêu thương cho con. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, tôi thấy ý kiến của chồng là đúng.

Nếu con trai hiếu thảo, chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ con vô điều kiện, chỉ cần con có cuộc sống hạnh phúc và thuận lợi. Thế nhưng, hiện tại, chúng tôi không thể chấp nhận được sự bất hiếu của con nên sẽ quyết định để con tự lo liệu đám cưới. Tuy vậy, tôi vẫn giữ lại khoản tiền 600.000 NDT kia với hy vọng con biết “quay đầu”, hối hận trước những việc làm, lời nói sai trái của mình.

Hiện tại, dù con trai vô ơn, bất hiếu nhưng tôi vẫn thấy may mắn khi lấy được người chồng tốt. Giờ đây, phần lớn cuộc đời tôi sống trong sự bình yên Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, mình sẽ hạnh phúc hơn nữa nếu con trai hiếu thuận. Tôi thấy bối rối, không biết phải làm như thế nào để con trai biết lỗi.