Câu chuyện của bà Lý được đăng tải trên MXH Toutiao (Trung Quốc) đã thu hút sự quan tâm đông đảo của CĐM.

***

Tôi tên là Lý Hồng, năm nay tôi 62 tuổi, là một người nông dân bình thường. Tôi mất chồng từ khi còn trẻ và chỉ có một con trai tên là Tiểu Cương. Thời còn trẻ, tôi không có bất kỳ khoản an sinh xã hội nào nên phải đi làm nhiều công việc cùng một lúc để trang trải cuộc sống.

Đối với tôi, Tiểu Cương là hy vọng sống giúp tôi nỗ lực, cố gắng mỗi ngày. Vì vậy, tôi luôn dành cho Tiểu Cương những điều tốt đẹp nhất, mong muốn con cái có một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn mình.

Mười năm trước, sau khi nhận được tin Tiểu Cương trúng tuyển đại học, tôi đã bán mảnh đất duy nhất để trả tiền học phí cho con. Bốn năm sau, Tiểu Cương tốt nghiệp và tìm được việc làm ở thành phố rồi nhanh chóng kết hôn. Tôi đã tiêu gần hết tiền tiết kiệm của mình để mua nhà cho con trai trên thành phố, chỉ để lại 5.500 NDT (khoảng 19,2 triệu đồng) mỗi tháng để sinh hoạt hàng ngày và tiết kiệm thêm một khoản tiền lo cho con trai sau này.

62 tuổi, dành cả đời dốc lòng vì con trai, tôi hối hận bật khóc: Cuối đời bị con đuổi ra khỏi nhà, lừa bán mất nhà ở quê, phải đi nhặt rác kiếm sống- Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Lúc đó, tôi không hề nghĩ đến vấn đề hưu trí, tôi cảm thấy chỉ cần con trai có tiền bạc, nhà cửa, xe cộ đi lại là tôi hài lòng. Khi đó, tôi tin rằng con trai sẽ hiếu thảo và chu cấp tiền cho tôi sau khi tôi nghỉ hưu. Vì vậy, khi được những người thân khuyên đóng tiền bảo hiểm hưu trí, tôi không nghĩ ngợi gì nhiều, nói với họ rằng:“Tôi không cần bảo hiểm hưu trí, tôi chỉ cần có con là đủ”.

 Niềm tin càng lớn, thất vọng càng nhiều 

Tuy nhiên, khác xa với sự mong mỏi của tôi, con trai và con dâu tôi không hề hiếu thảo như tôi vẫn nghĩ. Các con chỉ dùng tiền của tôi để cải thiện chất lượng cuộc sống của riêng mình, không quan tâm đến cảm xúc và nhu cầu của tôi.

Hai năm trước, tôi lên thành phố thăm gia đình Tiểu Cương. Tôi mang theo 3.000 NDT (khoảng 10,4 triệu đồng) để mua đồ chơi và quần áo cho cháu trai. Tuy nhiên, vừa bước vào nhà, tôi đã bị con dâu và con trai coi thường. Các con chê tôi nghèo khổ, tiền cho cháu quá ít ỏi. Quá đáng hơn, con trai tôi còn hất đổ cốc nước tôi chuẩn bị uống xuống sàn.

Lúc ấy, tôi rất buồn nhưng vẫn cố kìm nén nước mắt. Tôi tự an ủi bản thân rằng các con đang gặp phải áp lực công việc. Tôi vẫn cố gắng hết sức giúp đỡ các con dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc cháu trai.

Tuy nhiên, vẫn ở khoảng thời gian 2 năm trước, sau khi tôi ở nhà con trai được một tuần, Tiểu Cương đã đuổi tôi ra khỏi nhà với lý do nhà chật chội, không thể để tôi ở quá lâu. Tôi muốn xin con trai một ít tiền nhưng bị con phũ phàng từ chối.

Khi trở về quê hương, tôi hốt hoảng phát hiện mình đã không còn nhà để về nữa. Nhà tôi đã bị con trai bán đi từ lúc nào không hay, tất cả tiền tiết kiệm của tôi cũng đã bị con trai lấy đi hết. Tôi chỉ có thể lang thang mỗi ngày để nhặt rác kiếm sống, sinh hoạt tạm bợ trong căn nhà hoang tồi tàn.

Chất lượng cuộc sống không tốt khiến sức khỏe tôi suy yếu dần. Bên cạnh những căn bệnh cao huyết áp, tiểu đường dai dẳng, tôi còn thường xuyên bị cảm lạnh, ốm đau. Ngoài việc nhặt rác, tôi không thể tìm được công việc phù hợp do bản thân đã già và thể lực không còn khỏe mạnh. Tôi đã từng thử bán hàng ở chợ đêm nhưng bị sa thải vì bán quá chậm.

Tôi tiếc nuối vì đã không hoạch định kế hoạch kỹ càng chuẩn bị cho tuổi già và không đóng bảo hiểm hưu trí. Tôi tủi nhục bật khóc mỗi đêm, cảm thấy cuộc sống của mình thật vô nghĩa, mất đi phẩm giá và hy vọng sống của bản thân.

62 tuổi, dành cả đời dốc lòng vì con trai, tôi hối hận bật khóc: Cuối đời bị con đuổi ra khỏi nhà, lừa bán mất nhà ở quê, phải đi nhặt rác kiếm sống- Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Khi tôi chuẩn bị từ bỏ cuộc đời, một người họ hàng xa đã giới thiệu cho tôi công việc bảo mẫu ở thành phố. Lúc đầu, tôi không muốn đi vì cảm thấy mình không thể làm được. Nhưng người họ hàng động viên rất nhiều nên tôi quyết định đồng ý làm công việc này.

Sau khi đến nhà bà lão, tôi được biết bà ấy là Giáo sư đã nghỉ hưu, tên là Tôn Vũ. Chồng bà Tôn đã qua đời và các con ở nước ngoài nên bà thường rất cô đơn và cần ai đó để nói chuyện. Bà Tôn Vũ rất tốt với tôi, trả cho tôi mức lương hàng tháng là 4.000 NDT (13,9 triệu đồng). Bà ấy cũng thường xuyên mua quần áo, đồ ăn cho tôi và đưa tôi đến bệnh viện để khám sức khỏe.

Những điều bà Tôn làm cho tôi khiến tôi vô cùng cảm động, bà ý tốt với tôi còn hơn cả người nhà. Ngay khi tôi tưởng mình đã tìm được niềm hạnh phúc hiếm hoi trong cuộc đời, Tiểu Cương gọi cho tôi hỏi vay một ít tiền. Tiểu Cường kể lại rằng bản thân và vợ đã ly hôn, con dâu cũ tôi đã lấy hết tiền của con trai và bỏ trốn.

Nghe vậy, tôi vô cùng tức giận, mắng con trai. Sau một trận mắng nhiếc, tôi như trút bỏ được phiền muộn và nhất quyết không đưa cho con trai tiền. Thấy vậy, con trai tôi nói tôi vô tâm, không biết nghĩ cho cháu. Tôi không kìm chế được: “Lúc mẹ không còn tiền, con mắng mỏ, nhục mạ mẹ như thế nào? Con còn bán nhà ở quê đi, để mẹ phải vất vưởng ngoài đường, sống qua ngày, lúc đó con có nghĩ đến mẹ không?”.

Nói xong, tôi liền cúp điện thoại. Tôi không bao giờ muốn nghe giọng nói hay nhìn thấy mặt con trai nữa. Tôi quyết định cắt đứt mối quan hệ với gia đình Tiểu Cương và lên kế hoạch cho những năm cuối đời của mình.

Sau đó, khi bà Tôn Vũ biết chuyện đã tới an ủi và động viên tôi. Bà ấy khuyên tôi không được mềm lòng, con trai tôi bất hiếu nên xứng đáng gặp phải trả giá. Nghe thấy vậy, tôi cảm thấy một cuộc đời thêm ấm áp và tràn đầy hy vọng.

Tôi nghĩ tuy bản thân không có lương hưu hay con cái ở bên, tôi vẫn có việc làm và bà Tôn Vũ bầu bạn. Tôi cũng có thể mua một số đồ mà bản thân thích và đặt ra nhiều mục tiêu trong cuộc sống, chẳng hạn như tôi sẽ mua và đọc hết một cuốn sách, đăng ký những khóa học phù hợp với bản thân.

Bên cạnh đó, tôi cũng sẽ tiết kiệm một ít tiền để đi du lịch và ngắm nhìn thế giới bên ngoài,… Tôi vẫn còn nhiều việc phải làm và những ước mơ dang dở cần thực hiện. Cuộc sống sau này dù không có con cái ở bên, nhưng tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc vì bản thân có thêm hy vọng sống, nhận được sự yêu thương, tôn trọng.