Ông nội sang tên toàn bộ nhà, đất dù chú út không có con trai, còn bố tôi là con trưởng, em tôi là đích tôn không được gì.
Ông bà nội tôi có chín người con, bố tôi là con trưởng. Trước năm 17 tuổi, bố tôi gánh gần như toàn bộ việc lớn, bé trong nhà, vì sau bố tôi bà sinh liền bốn cô con gái nên không làm được việc nặng. Bố ngày trông em, lo việc đồng áng, tối lại cùng bà đóng gạch để xây một căn nhà năm gian. Ông tôi công tác văn thư ở xã, nên không động tay vào việc nhà.
Năm 17 tuổi, bố tôi đi bộ đội, rồi thoát ly và định cư ở thành phố. Sau này bà mất, ông tôi làm giấy tờ sang tên toàn bộ nhà cửa, đất đai cho chú út ở cùng ông (nhà chú chỉ có hai cô con gái, không có đích tôn). Làm xong giấy tờ, ông tôi mới gọi các con về và thông báo một câu. Vậy là dù bố tôi là con trưởng, em trai tôi là cháu đích tôn nhưng chúng tôi cũng chẳng được gì thừa kế từ ông bà?
Còn nếu thắc mắc bố tôi cư xử với ông bà thế nào thì ông là một người con có hiếu. Thậm chí, bố còn thiên vị đến mức cực đoan cho bên nhà nội. Ông luôn coi bố, mẹ và anh em chỉ mình là nhất. Dù vậy, 10 ngón tay vẫn có ngón dài, ngón ngắn, ông nội tôi quý ai thì cho người đấy, nhà cửa thờ cúng cũng giao cả cho chú út dù chú không có con trai. Còn con trưởng và đích tôn không có phận sự gì.
Cách xử sự của ông tôi, có lẽ người ngoài nhìn vào cũng thấy nực cười theo suy nghĩ truyền thống. Theo góc nhìn của người ngoài, chú tôi chỉ có con gái, nghĩa là đất đai, nhà cửa hương hỏa của ông bà đến đời con chú sẽ không còn là cháu trai thờ cúng nữa. Trong khi đó, ông tôi vẫn có cháu đích tôn và cháu trai con nhà các con thứ khác. Nhưng ông tôi không quan tâm, dù lúc mất ông đã 95 tuổi, là một người hoàn toàn thuộc thế hệ cũ.
Thế nhưng, dù ông đi ngược quan niệm truyền thống, nhưng bố tôi vẫn hoàn toàn nghe theo quyết định của ông, không ý kiến hay phàn nàn gì. Phận làm cháu như chúng tôi cũng vì thế không can thiệp vào quyết định của ông, dù trong tâm vẫn cảm thấy thương bố đã cả đời chăm lo cho cho ông bà và các em, mà đến cuối cùng khi mọi thứ xong xuôi mới biết chẳng được gì.
Cơ ngơi của gia đình tôi hiện tại đều do bố mẹ tôi tự gây dựng nên từ hai bàn tay trắng. Trong nhà tôi vẫn có bàn thờ gia tiên và thờ bà nội vì dẫu sao cũng là truyền thống và lòng thành. Nên tôi nghĩ chuyện phụ huynh thiên vị, mù quáng khi phân chia tài sản thừa kế cho con cháu cũng là chuyện bình thường. Quan trọng là mỗi chúng ta đối mặt và cư xử thể nào cho phải đạo mà thôi.
News
Gin Tuấn Kiệt sau khi lấy Puka thì…
Gin Tuấn Kiệt vừa tiết lộ về những trải nghiệm khi tham gia show âm nhạc ‘Anh trai say hi’, đồng thời chia sẻ về sự thay đổi sau khi kết hôn cùng Puka. Gin Tuấn Kiệt gây ấn tượng…
Danh hài hải ngoại đầu tiên được đặc cách phong tặng NSƯT
Nam danh hài là nghệ sĩ hải ngoại đầu tiên được đặc cách phong tặng NSƯT. Tuy nhiên sau 5 năm anh khiến dư luận phẫn nộ và bị đề nghị tước danh hiệu. Hoài Linh sinh năm 1969 trong một…
MC Quỳnh Chi VTV được bạn trai cầu hôn ở t:.uổi 38, nhẫn kim cương vừa đắt vừa to
(Dân trí) – MC Quỳnh Chi vừa được bạn trai cầu hôn, nhiều bạn bè, đồng nghiệp gửi tới nữ MC lời chúc mừng. Chia sẻ với phóng viên Dân trí sáng 30/6, MC Quỳnh Chi cho biết, cô vừa được bạn…
Chúc mừng Gin Tuấn Kiệt lên chức sau 6 tháng cưới vợ
Hình ảnh mới nhất của Puka nhận được sự quan tâm. Câu chuyện tình yêu hạnh phúc của Puka – Gin Tuấn Kiệt khiến nhiều người ngưỡng mộ. Sau 4 năm hẹn hò kín tiếng, tháng 11/2023 Puka – Gin…
Trong nhà Công Lý, vợ là trụ cột kinh tế
Công chúng xót xa, đồng cảm trước những hi sinh của vợ NSND Công Lý. Đã gần 3 năm kể từ ngày NSND Công Lý gặp biến cố sức khỏe. Nam nghệ sĩ hiện đã hồi phục đáng kể nhờ…
Mấy hôm nay thấy vợ chồng con trai nói nhiều về Paris, tháp Eiffel, tôi tò mò hỏi thì con dâu nói 1 câu khiến tôi h:.oảng h:.ốt khóc như mưa, trước đó lần nào con hỏi vay t:.iền tôi cũng cho luôn mà sao giờ con dâu lại đối xử với tôi như vậy
Sau ngày cưới, vợ chồng con trai tôi chưa có điều kiện mua nhà nên vẫn sống chung với bố mẹ. Suốt 4 năm nay, con dâu không đi làm ở nhà sinh và nuôi 2 đứa con. Một mình…
End of content
No more pages to load