Phụ nữ lấy chồng thì phải xác định làm dâu, nhưng hầu như chẳng ai muốn mình “bị” làm dâu trưởng. Bởi đây là vị trí có tiếng mà không có miếng, đã thế còn đòi hỏi nhiều sự hy sinh, nhường nhịn, chịu thiệt thòi.
Còn nhớ cách đây không lâu, trên mạng xã hội lan truyền clip “dâu trưởng mang bầu 7 tháng vẫn phải ngồi rửa chén dưới trời nắng gắt”. Điều này cho thấy tư tưởng phong kiến vẫn còn nặng nề trong tâm lý người Việt lắm. Tuy nhiên mới đây, trên một diễn đàn, dân mạng lại được phen “xuýt xoa” vì màn phản “game” gay gắt từ vị trí dâu trưởng khác.
Cụ thể, bài viết được chia sẻ như sau: “Chồng em là út nhưng lại thành trưởng vì trên anh chỉ có 3 người chị gái. Khi nhà có công việc thì họ coi em là dâu trưởng, phải tự đứng ra lo toan gánh vác hết. Ngày thường về chơi, họ lại coi em là em út, các chị là lớn bảo gì em cũng phải nghe, phải làm. Một tháng đôi ba lần họ đưa chồng con về chơi, em khốn khổ phục vụ cơm nước.
Bài đăng gây sự chú ý của cộng đồng mạng (Ảnh: Tiin)
Mệt nhất là mỗi lần giỗ chạp là em cứ xoay như chong chóng lo việc. Bố mẹ làm chục mâm hay vài ba mâm cũng chỉ một mình em lo liệu. Mấy chị chồng toàn bấm đúng giờ ăn mới về. Nhiều lần bố mẹ chồng em lên tiếng góp ý nhưng họ bảo: ‘Việc giỗ lễ, cỗ bàn dâu trưởng phải lo. Chúng con phận gái đi lấy chồng, về chỉ là khách’
Cách đây vài tháng em bị sốt vi rút phải nằm viện mất một tuần. Cuối tuần đó nhà lại có giỗ, tuy sức khỏe cũng bình phục lại nhiều nhưng em vẫn mệt. Mẹ chồng biết ý, bà gọi 3 cô con gái dặn hôm giỗ ông thì về sớm làm đỡ em dâu.
Thế mà ngày hôm sau vẫn 11h trưa các chị chồng em mới kéo đông đủ chồng con về. Mỗi nhà 4 người, như mọi khi là sẽ xếp thành 2 mâm, cộng với nhà em nữa là 3 mâm tròn. Lần nào thắp hương xong mọi người cũng phải ngồi chờ 3 nhà đó tới mới bắt đầu ăn.
Tuy nhiên lần này các chị chồng em về tới cửa đều ngạc nhiên vì thấy cả nhà đã ngồi ăn uống vui vẻ, quan trọng hơn là chỉ có 1 mâm cỗ duy nhất. Họ tưởng bố mẹ phần cỗ riêng cho nên giục em dâu sắp mâm nhưng em bảo:
‘Nay em chỉ làm có 1 mâm cỗ thắp hương các cụ, xong là xin lộc xuống ăn đây rồi, làm gì còn nữa mà dọn thêm ạ. Hôm trước mẹ chẳng dặn các chị về sớm làm cơm cùng em, còn muộn thì thôi khỏi ăn. Em thấy mẹ dặn thế nên làm theo’.
Hình minh họa (Ảnh: Youtube/ Tuổi Trẻ Cười)
Được mẹ chồng ủng hộ phía sau, em mạnh dạn nói không ngại ngần gì cả: ‘Các chị bảo dâu là chủ, gái chỉ là khách thì nay tiện em nói rõ quan điểm của mình. Những ngày nhà có công có việc, em chỉ muốn chị em trong nhà quây quần lại cùng nhau nấu nướng, 1 là làm cơm thắp hương tổ tiên, 2 là mọi người được dịp quây quần đỡ đần nhau chứ em không có ý mời khách khứa gì. Nếu các chị tự nhận mình là khách, em nói thẳng là không mời’.
Mẹ chồng em để con dâu nói xong, bà cũng đứng dậy góp thêm lời: ‘Em dâu các con nói đúng đó. Cùng là chị em trong nhà, những ngày có việc phải tập trung lại mà làm tránh một người bị vất vả, những người khác nhàn thân chỉ ngồi ăn với chơi là không được. Còn nếu các con tự cho mình là khách thì ngay cả bố mẹ cũng không mời các con về đâu’.
Cả 3 chị chồng em đứng thần mặt không nói lại được lời nào. Hôm ấy mẹ chồng em cương quyết không để con dâu nấu nhiều cỗ, bảo để bà dạy cho các chị ấy 1 bài học, lần sau còn biết trách nhiệm của một người làm con trong nhà. Quả nhiên đến đám giỗ sau, không cần ông bà gọi 3 chị ấy đều tự giác về sớm lo cỗ bàn cơm nước với em dâu’.
Hình minh họa (Ảnh: Internet)
Ngẫm người xưa có câu: “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” – âu cũng có lý do của nó. Tất nhiên không thể vơ đũa cả nắm, nhưng đúng là phụ nữ thật lạ kỳ, ai rồi cũng chung phận làm dâu, nhưng không phải ai cũng biết san sẻ, yêu thương nhau, thậm chí dồn hết lên đầu cho con dâu trưởng.
Cũng như câu chuyện của “chủ thớt” nói trên, đám giỗ nào cũng đứng ra cáng đáng lo liệu, người phụ giúp hỗ trợ thì ít mà người đến ăn uống cười nói vui đùa thì nhiều. Đã mệt lại càng thêm bực. May sao cô nàng cao tay, dạy cho các chị dâu bài học nhớ đời.
Tất nhiên “thành công” ấy phải có sự hợp tác từ phía mẹ chồng. Chính bà cũng không vừa lòng trước cách hành xử của ba cô con gái, bà liên kết với con dâu để đứng ra phân tích trái phải. “Cùng là chị em trong nhà, những ngày có việc phải tập trung lại mà làm tránh một người bị vất vả, những người khác nhàn thân chỉ ngồi ăn với chơi là không được.” Đấy, chỉ một quan điểm tân tiến vậy thôi mà con dâu nghe được ấm áp hết cả lòng.
Thế nhưng, đâu phải nhà nào cũng được như vậy, xã hội ngoài kia vẫn còn đó rất nhiều chị em phụ nữ vẫn làm bục mặt vào những ngày giỗ và lễ. Đám là của bên nội, là dịp để con cháu bên ấy thắp hương khấn ông bà tổ tiên nhưng lo liệu từ dầu đến cuối lại là con dâu (mà theo quan điểm độc ác của một số gia đình thì con dâu là người ngoài). Nghĩ cũng ngộ, ngày giỗ của ông bà nhà mấy người, mấy người không lo, dồn hết lên vai người ngoài rồi còn quay sang trách cứ?
Hình minh họa (Ảnh: Internet)
Thế mới nói là thương lắm phận làm dâu, lấy chồng xa lại càng thêm tủi, đám của nhà người ta thì mình lo từ A tới Z, không thiếu mâm nào, mà đám nhà mình thì không giúp gì được. Chưa kể với những ai làm dâu trưởng càng thêm áp lực, thiếu cái này hay hụt cái kia thì “trăm dâu đổ đầu dâu trưởng” không sai chút nào đâu.
Vậy nên mong lắm ở thời đại tân tiến, chị em phụ nữ đừng cam chịu. Nếu thấy bản thân phải gồng gánh quá nhiều thì cứ thẳng thắn nói ra, yêu cầu được chia sẻ. Đừng vì sợ bất hòa trong gia đình mà im lặng cho qua. Mình là người chứ không phải là trâu bò ngựa để bị vắt kiệt sức lao động, bởi phụ nữ bây giờ còn phải gồng gánh kinh tế, chăm sóc con cái và phải đẹp để không bị chồng chê.
Sau cùng, các bà mẹ chồng nên tâm lý và tinh tế hơn nữa, bởi thế hệ các cụ cũng từng đi làm dâu, cũng cực khổ vô cùng, vậy thì nên bao dung và giúp đỡ cho thế hệ sau, chứ đừng nặng tâm lý ngày xưa tao làm dâu giỏi lắm, bây giờ mày làm dâu cũng phải được như thế- vậy là sai lầm.
Nói gì thì nói, đừng biến đám giỗ thành cơn ác mộng, giỗ là để tưởng nhớ người đã khuất chứ không phải là dịp để hành hạ các nàng dâu.
News
Một mình vợ hì hục rửa đống bát đĩa tới tận 10 giờ đêm, còn mấy chị gái thì ngồi chơi buôn chuyện, chồng tôi tức tối gọi luôn các chị vào rồi tuyên bố 1 câu khiến ai nấy xanh mặt
Tôi không muốn gây chuyện khó dễ với nhà chồng. Nhưng quả thực, mỗi lần về quê chồng là mỗi lần tôi ám ảnh đến mức sụt cân. Lấy chồng xa bao giờ cũng có nhiều câu chuyện buồn. Bản…
Dùng loại lá dân dã này cuốn chả: Thơm ngon gấp 10 lần lá lốt, lại không sợ ngấm dầu, ai ăn cũng mê
Chả cuốn lá xương sông là một món ăn hấp dẫn với sự kết hợp hoàn hảo giữa hương vị tươi ngon của lá xương sông và vị béo ngậy của chả. Món ăn này không chỉ đẹp mắt mà…
Tổ tiên dặn kĩ: 3 thứ không nên mua trong tháng 7 âm lịch – tháng c:ô h:ồn, kẻo rước h:ọa về cho gia đình. Đặc biệt là cái số 1
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch – tháng cô hồn là thời điểm xui xẻo. Người ta hay tránh mua một số đồ vật để không gặp những điều không hay xảy ra. Theo quan niệm của…
Mặc kệ áo cưới còn nguyên trên người, tôi tháo hết 100 cây vàng trả nhà chồng đại gia rồi dắt người bố m-ù về quê, chỉ vì câu nói này…
‘Đừng tưởng bà chấp nhận cho cưới mà sướng vội, tí nữa thì vào cởi hết vàng ra rồi làm ô sin cho nhà bà. Cái ngữ quê mùa bẩn thỉu vào nhà này chỉ có làm ô sin thôi’….
Vợ bụng b:ầu vượt mặt ng:ã qu:ỵ khi nghe tin chồng t:ử n:ạ:n trong hầm lò, kh:ó:c ng:ất bên linh cữu chồng: “Sao anh vội bỏ em và các con đi…”
Liên quan đến vụ sập hầm lò khiến 5 người tử vong ở Quảng Ninh, chiều 30/7, Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa thăm hỏi, chia buồn gia đình anh Vũ Văn Hiệp (sinh năm…
Nhà có giỗ, Mẹ chồng đưa 500 nghìn dặn con dâu làm 2 mâm cỗ, lúc cô bê mâm ra cả nhà phải tròn mắt k:inh ng:ạc
Có hàng ngàn tình huống dở khóc dở cười xảy ra giữa mẹ chồng – nàng dâu trong cuộc sống hàng ngày. Đa phần mối quan hệ ấy chẳng mấy tốt đẹp vì 2 người phụ nữ có quá nhiều lý do…
End of content
No more pages to load