Vụ việc xảy ra tại một gia đình ở Giang Tây cách đây ít lâu đã khiến cộng đồng mạng nổ ra tranh cãi dữ dội. Được biết, nguồn cơn bắt nguồn từ “phát ngôn” của một người thầy giáo khi được mời tới dự tiệc mừng đỗ đại học của học sinh này.

Thông tin chính thức đã được báo chí đăng tải, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi cùng biết nhé!

Cụ thể là mới đây, hình ảnh ghi lại buổi tiệc cho thấy sự kiện ‘mừng con đỗ đại học’ được gia đình tổ chức rất sang trọng, bàn tiệc cũng rất đầy đặn lịch sự. Nhưng điều chẳng ngờ là, đến giờ hẹn chỉ có vài người họ hàng và bạn bè thân thiết tới tham dự. Bầu không khí lại có phần trùng xuống, khách tới chung vui ai cũng có phần gượng gạo. Xung quanh bàn trống vẫn còn rất nhiều.

Càng đáng chú ý hơn cả là khoảnh khắc người cha lên phát biểu chia sẻ niềm vui của gia đình khi con đỗ đại học thì những vị khách bên dưới có phần hờ hững. Mọi người không ai bày tỏ sự vui vẻ và dường như chỉ tập trung vào việc ăn uống. Điều này khiến người cha có phần ngượng ngùng trên sân khấu nên sau khi phát biểu xong cùng rời khỏi khán đài.

Được biết, phụ huynh của một em học sinh đã đặt 15 mâm cỗ và mời người thân bạn bè và cả thầy giáo của con đến để ăn mừng con thi đỗ đại học. Vốn nghĩ đây sẽ là một sự kiện vui mừng đáng nhớ, chẳng ngờ đến giờ hẹn chỉ có vài người họ hàng và bạn bè thân thiết tới tham dự. Những người khác đồng loạt từ chối với nhiều lý do khác nhau, trong đó có cả giáo viên chủ nhiệm của em học sinh này.

Được biết, giáo viên chủ nhiệm này thay vì từ chối khéo như những người khác lại thẳng thừng từ chối với lý do khiến gia đình “muối mặt’.

Theo đó, giáo viên đã nói thẳng như sau: “Thực lòng mà nói, tôi cảm thấy thật xấu hổ vì có một em học sinh như vậy. Vì dù miễn cưỡng đủ điểm đỗ vào một trường đại học dân lập nhưng với kết quả thi tổng điểm 6 môn chỉ được 288/600 điểm khiến tôi thấy hổ thẹn. Nếu kết quả thi tốt hơn và đỗ vào trường đại học công lập danh tiếng thì thật là đáng ăn mừng, tuy nhiên với trường hợp này tôi xin từ chối tham dự và mong gia đình đừng nói với ai đây là học sinh của tôi”.

Lời từ chối phũ phàng của giáo viên chủ nhiệm khiến phụ huynh của em học sinh vô cùng phẫn nộ. Người cha cho biết: “Dù là học trường công lập hay dân lập thì đều là trường đại học. Tuy không đỗ vào trường danh tiếng thì đây vẫn là thành quả 12 năm chăm chỉ của con tôi, vì sao lại không xứng đáng ghi nhận và ăn mừng chứ?”

Sự việc sau đó đã được đăng tải lên mạng xã hội và thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng. Nhiều người để lại những ý kiến trái chiều về vụ việc này:

“Gia đình cũng không sai, việc họ ghi nhận thành quả học tập của con rất tốt, tuy nhiên cũng nên nghĩ tới cảm nhận của giáo viên một chút. Vì thầy giáo cũng có cái khó của mình, ai mà chẳng muốn ‘đẹp đẽ khoe ra, xấu xa đậy lại’ cơ chứ”.

“Lời từ chối của giáo viên gay gắt quá, đáng ra giáo viên chỉ cần từ chối tham dự buổi tiệc là được rồi”.

“Tôi ủng hộ bố mẹ của em học sinh, thầy giáo buông lời quá phũ phàng rồi. Không biết khi em học sinh kia biết chuyện thì sẽ cảm thấy như thế nào nữa. Chắc sẽ tổn thương và tự ti lắm nếu biết thầy giáo không công nhận mình như vậy.”

“Thực ra lời thầy giáo nói cũng có phần đúng, nhiều gia đình cứ vẽ ra ăn mừng con đỗ đại học để lấy tiền mừng chứ thành tích của đứa trẻ cũng không phù hợp để tổ chức ăn mừng cho lắm”.

hình ảnh

Hình ảnh người cha đứng phát biểu trong bữa tiệc nhưng các khách mời có vẻ hờ hững không quan tâm, ảnh: SH

Mời bà con đọc thêm thông tin: Có nên mở tiệc linh đình để ăn mừng con đỗ đại học, đây là ý kiến cá nhân của một người đã có nhiều kinh nghiệm sống nhé

Con em vào đại học là niềm vui lớn đối với mỗi gia đình, tổ chức liên hoan để có dịp chia sẻ niềm vui với mọi người là điều chính đáng. Tuy nhiên, nên tổ chức liên hoan như thế nào cho phù hợp và thực sự có ý nghĩa lại là điều đáng phải suy nghĩ. Nên chăng, cần căn cứ vào hoàn cảnh của từng gia đình để quyết định nên tổ chức liên hoan như thế nào cho thích hợp, tránh việc chạy theo “phong trào”.

Đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tốt nhất là nên tổ chức liên hoan trong nội bộ gia đình. Chi phí để tổ chức “ăn mừng lớn” nên dành để trang trải việc học hành của con em, bởi chặng đường học tập trước mắt vẫn còn dài với rất nhiều khoản phải chi tiêu: tiền học phí, tiền ăn, tiền nhà trọ (đối với những sinh viên xa nhà).

Để tránh việc tổ chức liên hoan tràn lan gây lãng phí, Hội Khuyến học của mỗi dòng họ hoặc ở các địa phương khối, xóm nên tổ chức gặp mặt các tân sinh viên, liên hoan ngọt đơn giản, gọn nhẹ. Vừa không gây tốn kém, tạo không khí ấm cúng, trang trọng, thân mật, gần gũi lại vừa có ý nghĩa động viên khuyến khích các tân sinh viên và cả những học sinh khác cố gắng, nỗ lực hơn trong học tập, tu dưỡng.