Đây là câu chuyện của chị An, 45 tuổi, hiện đang làm nghề kinh doanh hải sản. 10 năm trước, chị lấy chồng xa nên không có điều kiện thường xuyên về thăm bố mẹ đẻ và cũng rất ít khi gặp mặt bạn bè.
Từ khi lấy chồng, chị làm nghề bán cá ngoài chợ theo truyền thống của gia đình nhà chồng. Đến nay, vợ chồng chị có một sạp hàng bán cá rất lớn ở chợ, chuyên buôn bán các loại cá, hải sản và cá khô. Thu nhập trung bình của 2 vợ chồng cũng rơi vào khoảng hơn 100 triệu đồng mỗi tháng.
Lớp cấp 3 của chị có truyền thống họp mỗi năm một lần vào thời điểm kết thúc kỳ thi đại học trong năm. Nhưng ký ức về lần họp lớp đầu tiên mà chị tham gia khiến chị không bao giờ quên được cảm giác bị k.h.inh thường dù trước đó chị luôn tự tin vào bản thân mình.
“Lương công sở bây giờ bình quân cũng chỉ 10 triệu đồng mỗi tháng, tôi chẳng hiểu bạn bè dựa vào đâu để coi người buôn bán như tôi là ‘đẳng cấp dưới’. Vì trên người tôi lôi thôi, có mùi cá chứ không phải mùi nước hoa như các bạn sao?”, chị An bức xúc.
Chị An kể lại, buổi họp lớp năm ấy tổ chức ở một nhà hàng sang trọng. Có khoảng 30 người tham dự. Gặp nhau mọi người tay bắt mặt mừng, tự giới thiệu nơi ở, công việc hiện tại của mình. Ai cũng tranh thủ khoe thu nhập, khoe quen ông quan chức này, biết ông lãnh đạo kia.
Dường như, ai càng có vẻ nhiều tiền thì nói càng to, kể chuyện càng hăng hái khác với những người chỉ có thu nhập ít ỏi. Người khoe đến đâu, ở dưới lại xuýt xoa đến đấy. Bạn bè của chị hầu như ai có chức tước, quan hệ rộng. Cứ nghe đến đấy là lập tức có người lại bắt tay, lưu số điện thoại để ‘hôm nào gặp nhau trao đổi chuyện làm ăn’
Chị thừa biết, trong số các thành viên trong lớp không phải ai cũng thành công như những gì họ cố tình thể hiện. Có rất nhiều bạn chỉ làm nhân viên văn phòng bình thường nhưng họ vẫn thích quần là áo lượt, thuê xe ô tô để “lên mặt” với mọi người.
Đặc biệt, chị nhớ nhất về thằng bạn ngồi cùng bàn hồi cấp 3, đang sống ở thành phố. Anh này ban đầu than thở làm kinh doanh nội thất ở thành phố lớn áp lực, mệt mỏi nên nhiều lúc cũng muốn bỏ phố về quê làm công nhân cho nhẹ đầu. Nghe vậy, chị An tỏ vẻ đồng cảm, chị đang định động viên người bạn cũ thì thấy anh này chép miệng: “Nhiều tiền quá cũng mệt, sáng ra tuy có tài xế đến đón bằng Camry nhưng đôi khi muốn đi du lịch cũng phải cân nhắc nhiều, đâu thể tùy tiện đi trong nước”.
Nghe đến đây, chị An liền im lặng và chỉ thầm cười trong lòng mình. Dù có thu nhập thực tế cả 100 triệu mỗi tháng nhưng chị An là người không thích khoe mẽ. Chị cũng là người khôn ngoan, kín đáo, chị đủ tỉnh táo để nhìn thấy sự đời, nhìn rõ lòng người chứ không phải bị choáng ngợp bởi những thứ hợm hĩnh bên ngoài.
Không biết mỗi tháng các bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà lại nghĩ mình đẳng cấp hơn tôi
Đến lượt chị An, chị giới thiệu mình và chồng hiện buôn bán tự do ngoài chợ đầu mối, chủ yếu là các loại hải sản tôm cá. Chị trêu đùa nếu bạn bè có dịp ghé đi chợ mua ủng hộ thì chị sẽ giảm giá một nửa cho tất cả vì đều là người bạn bè thân thiết từ thuở thiếu thời.
Cứ tưởng các bạn sẽ chia sẻ và vui mừng với lời đề nghị này. Nhưng chị nhận ra, ngay sau màn giới thiệu của mình thì không khí trầm lắng hẳn xuống, dường như chẳng ai quan tâm đến chị nữa. Đến gần cuối bữa tiệc, có một người bạn bên cạnh nhìn chị rồi cười bảo: “An ngày xưa cũng học hành được lắm mà, sao giờ lại thành ra như thế này”.
Chị An đáp lại: “Thành ra như này là như nào chứ?”.
Một người khác chen vào: “Người toàn mùi tanh”.
Thế là cả lớp đồng loạt cười ồ lên như được nghe một câu chuyện hài hước chứ chẳng ai thèm quan tâm xem cảm nhận của chị ra sao. Thậm chí, trong buổi trò chuyện hôm đó, nhiều bạn nữ còn tỏ vẻ đài các, chê đồ ăn ngoài chợ thì không đảm bảo, phải mua hải sản trong cửa hàng lớn hoặc siêu thị thì mới dám ăn.
Sau đó, chị An ngậm ngùi ngồi ăn uống qua loa, rồi lấy lý do có việc gấp để ra về. Ngay cả khi chị đứng lên ra về, mọi người cũng chỉ chào lấy lệ, rồi lại xúm vào nhau trò chuyện như không có sự tồn tại của chị.
Kể từ đó, chị An không bao giờ đi họp lớp nữa nhưng chị cũng không rời nhóm chat chung của lớp. Chị vẫn đóng tiền mỗi khi nhóm kêu gọi ủng hộ một người nào đó khó khăn hay thăm hỏi bố mẹ các bạn ốm đau khi cần.
Trong sâu thẳm, chị vẫn muốn mình có thể hòa vào tập thể ấy như năm 18 tuổi, nâng đỡ nhau khi khó khăn như mục tiêu của một tập thể đích thực. Song, cuộc đời đổi thay khiến lối sống con người cũng thay đổi. Thay vì quan tâm và chia sẻ với tình cảm chân thành thì chị nhận ra các bạn chỉ muốn khoe khoang và tạo dựng hình ảnh cho mình. Vậy, có lẽ chỉ cần gặp gỡ ‘online’ như vậy cũng đủ.
News
Một mình vợ hì hục rửa đống bát đĩa tới tận 10 giờ đêm, còn mấy chị gái thì ngồi chơi buôn chuyện, chồng tôi tức tối gọi luôn các chị vào rồi tuyên bố 1 câu khiến ai nấy xanh mặt
Tôi không muốn gây chuyện khó dễ với nhà chồng. Nhưng quả thực, mỗi lần về quê chồng là mỗi lần tôi ám ảnh đến mức sụt cân. Lấy chồng xa bao giờ cũng có nhiều câu chuyện buồn. Bản…
Dùng loại lá dân dã này cuốn chả: Thơm ngon gấp 10 lần lá lốt, lại không sợ ngấm dầu, ai ăn cũng mê
Chả cuốn lá xương sông là một món ăn hấp dẫn với sự kết hợp hoàn hảo giữa hương vị tươi ngon của lá xương sông và vị béo ngậy của chả. Món ăn này không chỉ đẹp mắt mà…
Tổ tiên dặn kĩ: 3 thứ không nên mua trong tháng 7 âm lịch – tháng c:ô h:ồn, kẻo rước h:ọa về cho gia đình. Đặc biệt là cái số 1
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch – tháng cô hồn là thời điểm xui xẻo. Người ta hay tránh mua một số đồ vật để không gặp những điều không hay xảy ra. Theo quan niệm của…
Mặc kệ áo cưới còn nguyên trên người, tôi tháo hết 100 cây vàng trả nhà chồng đại gia rồi dắt người bố m-ù về quê, chỉ vì câu nói này…
‘Đừng tưởng bà chấp nhận cho cưới mà sướng vội, tí nữa thì vào cởi hết vàng ra rồi làm ô sin cho nhà bà. Cái ngữ quê mùa bẩn thỉu vào nhà này chỉ có làm ô sin thôi’….
Vợ bụng b:ầu vượt mặt ng:ã qu:ỵ khi nghe tin chồng t:ử n:ạ:n trong hầm lò, kh:ó:c ng:ất bên linh cữu chồng: “Sao anh vội bỏ em và các con đi…”
Liên quan đến vụ sập hầm lò khiến 5 người tử vong ở Quảng Ninh, chiều 30/7, Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa thăm hỏi, chia buồn gia đình anh Vũ Văn Hiệp (sinh năm…
Nhà có giỗ, Mẹ chồng đưa 500 nghìn dặn con dâu làm 2 mâm cỗ, lúc cô bê mâm ra cả nhà phải tròn mắt k:inh ng:ạc
Có hàng ngàn tình huống dở khóc dở cười xảy ra giữa mẹ chồng – nàng dâu trong cuộc sống hàng ngày. Đa phần mối quan hệ ấy chẳng mấy tốt đẹp vì 2 người phụ nữ có quá nhiều lý do…
End of content
No more pages to load