Tôi năm nay đã ngoài 60, nghỉ hưu được 3 năm thì chồng tôi cũng bỏ tôi  mà ra đi mãi mãi. Sống một mình luôn có cảm giác cô đơn trống trải nên tôi vẫn mong muốn có ngày nào đó được sống trong căn nhà cùng đoàn tụ với các con cháu.

Mỗi tháng, lương hưu của tôi là 8 triệu, thoải mái chi tiêu với một người già có cuộc sống giản dị như tôi. Tiền bạc đối với tôi chưa bao giờ trở thành vấn đề. Vấn đề của tôi từ đầu đến cuối vẫn là sự cô đơn. Tôi thường nghĩ, tuổi già sống cô độc rất đáng thương, thế nên tôi đã quyết định gọi các con về họp gia đình để xem có đứa con nào muốn đón tôi đến sống cùng nhà không.

Tôi cũng nói rõ với các con, bản thân tôi còn khỏe mạnh, có thể giúp các con trông coi chăm sóc các cháu. Mỗi tháng, tôi sẽ dành ra 5 triệu để đóng góp tiền ăn và chi phí sinh hoạt trong nhà với các con. 3 triệu còn lại tôi tiết kiệm để phòng đau bệnh và mua thuốc bổ uống, không cần các con phải tốn kém.

Ngoài ra, tôi cũng có một sổ tiết kiệm trị giá 500 triệu, nếu tôi bệnh nặng thì các con dùng tiền đó chữa trị, còn tôi qua đời đột ngột thì sẽ để lại cho đứa con sống cùng tôi.

Vì nghĩ như vậy, tôi luôn tin rằng các con sẽ sẵn sàng sống cùng tôi. Nhưng, đáng buồn thay, khi tôi  đưa ra lời đề nghị, không đứa con nào muốn đón tôi về sống cùng. Điều đó khiến tôi vô cùng bẽ bàng và cảm giác cô đơn lại tăng lên gấp bội.

– Đứa con đầu nói rằng cuộc sống thành phố bộn bề và đầy áp lực, nó lo sợ tôi không thích nghi được với không khí ồn ào, khói bụi và cuộc sống tất bật ở đó. Nó sợ rằng tôi sẽ cảm thấy cô đơn giữa chốn đô thị xa lạ, nơi mà hàng xóm láng giềng không mấy khi rảnh rỗi để trò chuyện, chia sẻ như ở quê nhà.

– Đứa thứ hai lại cho rằng, dù tôi có hỗ trợ chăm sóc các cháu và đóng góp tiền ăn hàng tháng, nhưng việc có thêm một người già trong nhà sẽ đòi hỏi nó phải cân nhắc nhiều hơn về mặt không gian và thời gian. Nó bận rộn với công việc và lo lắng không thể dành đủ thời gian chăm sóc tôi một cách chu đáo, sợ rằng tôi sẽ cảm thấy thiếu thốn tình cảm và sự quan tâm, rồi tôi sẽ lại nảy sinh nhiều suy nghĩ không đáng có về các con. Đến lúc đó còn nhọc lòng hơn.

– Còn đứa con thứ ba, nó lại có suy nghĩ khác. Nó bảo rằng tôi nên ở lại quê, nơi có hàng xóm tốt bụng, không khí trong lành và có mảnh vườn nhỏ tôi luôn yêu thích. Nó cho rằng việc thay đổi môi trường sống ở tuổi già sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của tôi, và nó cũng không muốn tôi phải rời bỏ những thú vui hàng ngày như chăm sóc vườn tược, giao lưu với hàng xóm – những việc tôi vẫn đang làm mỗi ngày.

hình ảnh

Các con đều không muốn chào đón tôi vào gia đình nhỏ của chúng, ảnh: dSD

Tôi hiểu và trân trọng tình cảm của các con, nhưng sâu thẳm trong trái tim mình, tôi không khỏi buồn lòng và cảm thấy cô đơn. Ở tuổi này, tôi mong muốn được gần gũi các con cháu hơn, được sống và chia sẻ từng bữa cơm, từng niềm vui nỗi buồn hàng ngày. Mặc dù tôi đã nói trước sẽ không phiền hà nhưng cuối cùng cả 3 đứa con trai đều từ chối thẳng thừng.

Hiện tại, tôi đang cảm thấy rất buồn và bế tắc. Nguyện vọng của tôi đơn giản là được sum vầy cùng con cháu chẳng lẽ lại khó như vậy sao. Tôi nên làm gì để các con thay đổi suy nghĩ của mình đây.

Cuộc sống của gia đình nhiều thế hệ có hạnh phúc không

Gia đình nhiều thế hệ thời hiện đại đôi khi mang đến nhiều khó chịu và phiền phức cho mọi người cũng bởi lực lượng quá đông đảo với mỗi người một tính cách, một cá tính. Mọi lời nói, ứng xử giao tiếp, sinh hoạt cá nhân hàng ngày đều phải lưu ý nhìn trước nhìn sau.

Việc chung sống trong một gia đình nhiều thế hệ không tránh khỏi nảy sinh những phức tạp.

Trước tiên là sự khác biệt nhất định về tư tưởng, lối sống, quan điểm do khoảng cách tuổi tác giữa các thế hệ  Mọi lời nói, ứng xử giao tiếp, sinh hoạt cá nhân hàng ngày đều phải lưu ý nhìn trước nhìn sau. Sau nữa là do số lượng đông đảo của các thành viên với nhiều tính cách sẽ không tránh khỏi những va chạm, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Chuyện sinh hoạt vô cùng phức tạp vì nhà chật chội, ra vào vài bước là đã chạm mặt nhau. Nhà có người già, chuyện cười nói vô tư là điều không thể. Làm gì cũng cần nhẹ nhàng, đi nhẹ, nói khẽ, cười cũng phải khẽ khàng.

Tuy nhiên không thể phủ nhận những những giá trị tinh thần vô cùng to lớn và quí báu mà một gia đình nhiều thế hệ chung sống mang lại cho mỗi thành viên. Những gia đình nhiều thế hệ bao giờ cũng đông anh em, đông con cháu nên không khí ấm cúng luôn tràn ngập. Trong gia đình nhiều thế hệ ấy, những người lớn tuổi: ông bà, cha mẹ bao giờ cũng như những cuốn từ điển sống với những vốn sống, kinh nghiệm để giáo dục, dạy dỗ con cháu.

Thực tế, nhiều bạn trẻ tuy than thở về những rắc rối khi sống chung do tâm lý thích sự tự do thoải mái nhưng cũng không thể phủ nhận những ích lợi khi được sống chung với đại gia đình.