Khi tôi đề xuất đập chiếc bể xi măng để mua bình chứa nước inox, chồng tôi phản ứng không ngờ.
5 năm kết hôn, đã có 2 mặt con, tôi vẫn có một chuyện không thống nhất được với chồng.
Không phải chuyện kinh tế hay chuyện mẹ chồng, nàng dâu, khúc mắc lớn nhất giữa vợ chồng tôi là chuyện cái bể nước.
Nhà tôi và nhà chồng cách nhau 180km. Chúng tôi cùng sinh ra ở vùng quê, nhưng nhìn nhận một cách khách quan, quê tôi phát triển, hiện đại hơn quê chồng.
Tôi luôn tìm cách trì hoãn về nhà chồng vì lý do khó bày tỏ. Ảnh minh họa: Pinterest
Trong 5 năm yêu nhau, tôi chỉ về nhà anh 2 lần. Thuở đó, chúng tôi xác định mua nhà, an cư lập nghiệp ở thành phố nên tôi không quan trọng chuyện nhà chồng giàu hay nghèo, nhà to hay nhỏ.
Thế nhưng, có thể coi đây là sai lầm của tôi. Sự khác biệt giữa văn hóa, lối sống, nếp sinh hoạt khiến tôi chật vật trong chuyện hòa nhập với nhà chồng.
Ở quê tôi, mọi nhà đều dùng cả nước giếng khoan lẫn nguồn nước sạch. Nước giếng khoan dùng để tắm giặt, sinh hoạt. Nguồn nước sạch dùng để ăn uống, dĩ nhiên vẫn qua bình lọc nước.
Quê chồng tôi thì khác, mọi nhà đều dùng nguồn nước do công ty nước sạch cung cấp. Ngặt một nỗi, cách trữ nước của nhà chồng tôi lại có vấn đề.
Trong khi người người nhà nhà dùng bể chứa nước inox thì nhà chồng tôi vẫn dùng bể xi măng xây từ gần 20 năm trước đó. Chiếc bể xi măng ấy lại quá nhỏ để chứa nước cho một gia đình 6 người dùng.
Chưa kể, mỗi lần về quê, chồng tôi còn gọi anh chị em đến tụ tập gần như đủ 3 bữa/ngày. Một bể nước đầy có khi chỉ dùng một ngày đã hết. Trong khi đó, 4 ngày họ mới cấp nước sạch một lần.
Giải pháp của nhà chồng tôi là dùng nước mưa. Nhà anh có một chiếc bể xi măng khác dùng để chứa nước mưa. Nước mưa chảy từ trên mái xuống rót thẳng vào bể.
Mỗi lần về quê, đặc biệt là dịp lễ, Tết phải ở lại dài ngày, tôi đều sợ hãi. Ngay cả chiếc bể xi măng chứa nước sạch cũng mọc đầy rong rêu. Chiếc mái che nửa kín, nửa hở, mọi người thường dùng chiếc xô nhỏ nhúng vào lấy nước mà không để ý xô sạch hay dính bụi bẩn.
Ấy vậy mà tôi chỉ mong nước sạch trong cái bể ấy đủ để nhà tôi dùng trong suốt những ngày ở đây. Nhưng không, nước thì ít mà người dùng thì nhiều, thường chỉ chưa đến một ngày đã cạn. Nhà tôi phải chuyển qua dùng bể nước mưa mà nước trong chiếc bể ấy thì… tôi rất sợ.
Hồi mới về nhà chồng, tôi đã góp ý với chồng mua thêm bể inox để trữ nước. Anh chần chừ mãi, lúc thì bảo chưa có thời gian, lúc lại nói chưa sắp xếp được nơi để bể. Tôi gợi ý để bể nước trên mái nhà thì anh nói, sợ bể nặng, sập mái nhà.
Sau này có con nhỏ, thấy việc thiếu nước quá bất tiện, tôi càng gắt gao hơn việc này. Tôi bảo anh đập hai chiếc bể xi măng kia đi, thay vào đó là hai bể chứa nước inox cỡ lớn, đảm bảo trữ đủ nước dùng cho cả tuần. Nhà tôi không giàu nhưng cũng không khó khăn khi mua bể.
Chồng tôi lại bảo, chiếc bể xi măng gắn liền với tuổi thơ của anh, là kỷ niệm ông bà anh để lại nên anh không nỡ đập bỏ. Sau này tôi mới biết, thực ra người không muốn đập bể xi măng, thay bằng bể inox là mẹ chồng. Còn lý do vì sao thì tôi không biết.
Chuyện nước nôi khiến tôi ngại về nhà chồng, nhất là khi có con nhỏ. Mỗi lần về, tôi lại lo chuyện nước tắm, nước pha sữa, nước nấu đồ ăn cho con. Có lúc, tôi phải lén đem bình sang nhà hàng xóm, xin chút nước sạch về nấu nước cho con uống. Hoặc có lần, tôi phải cất công nhét chục chai nước lọc dưới đáy vali để về quê sẵn có nước dùng.
Nhưng con tôi vẫn không tránh khỏi những lúc phải tắm bằng nước trong bể nước mưa. Không hợp nước, con hay bị ngứa ngáy, mẩn đỏ khiến tôi xót ruột.
Vì chuyện này, vợ chồng tôi hục hặc với nhau liên tục. Anh vin vào chuyện tôi chê bai nhà chồng, khinh rẻ nhà chồng để giận dỗi, thậm chí mắng nhiếc tôi. Còn tôi thì chỉ nghĩ cách làm sao trì hoãn việc đưa con về nhà chồng, để không phải đau đáu lo về nguồn nước.
News
Bác sĩ bảo có b-:ầu vẫn… được nhưng vợ nhất quyết không chịu, còn tách ra n-:gủ riêng. Một hôm đi làm về sớm nghe thấy tiếng k-:êu r-:ên “ư ử” trong phòng, vội mở cửa thì tôi c-:hết lặng khi phát hiện vợ đang… với cái…
Người đàn ông 31 tuổi đến bệnh viện khám do trầm cảm, giảm nhu cầu sinh lý do phải kìm nén ham muốn suốt ba tháng từ khi vợ mang thai. Bác sĩ Vũ Đức Công, Trung tâm Sức khỏe…
Chồng qua đời, tôi dùng luôn tài khoản lương hưu 10 triệu/tháng của ông để đi du lịch suốt 2 năm: Ngày trở về nghe con trai nói 1 câu mà tôi ân hận đến cuối đời
Chồng mắc bệnh rồi ‘đi xa’ năm tôi 59 tuổi. Sự mất mát quá lớn đã khiến tôi buồn rất lâu. Từ đó, tôi cũng nhận ra, cuộc đời rất ngắn ngủi, ngày hôm nay còn ở trên đời nhưng…
Cô là diễn viên nổi tiếng nhưng có cách nuôi con khác lạ: 12 t-uổi mới cho cai s-ữa, chỉ n-gủ riêng khi thấy con có phản ứng s-inh l-ý, nào ngờ 18 t-uổi gián tiếp đẩy con vào t-ù
Mỗi gia đình có một phương pháp giáo dục con khác nhau nhưng như mỹ nhân dưới đây thì có một không hai. Địch Oanh, tên ban đầu của cô là Lâm Diệu Hi. Sau đó cô đổi tên thành…
Cô là diễn viên nổi tiếng với vai diễn tên MÂY, nào ngờ ngoài đời từng bị vợ anh NÚI d-ằ-n m-ặ-t, suýt nữa thì đưa nhau ra t-o-à
Kim Oanh khẳng định không liên quan đến vụ việc của vợ chồng Xuân Bắc mâu thuẫn, dù trước đó, trong một clip, chị bị vợ Xuân Bắc chửi bới là “khốn nạn”. Ngày 15/10, chị Nguyễn Hồng Nhung, vợ…
Ông là NSND có 3 người con gái nhưng ai cũng lấy nghệ danh bằng họ của mẹ, lúc qua đời được NSND Xuân Bắc làm trưởng ban lễ tang khóc đỏ mắt đưa tiễn
Sáng 27/1, đông đảo nghệ sĩ, bạn bè và đồng nghiệp đã đến Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) để tiễn đưa NSND Trần Tiến – bố của Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi…
Cô chính là “nữ hoàng ảnh lịch” – mỹ nhân Hà thành nức tiếng một thời, U60 chỉ vì níu kéo tuổi thanh xuân mà chấp nhận PTTM, lúc lên phim truyền hình thì khán giả vô cùng h-ốt h-oảng
Trong tuổi thơ của nhiều thế hệ khán giả, NSND Lê Khanh chính là một tượng đài gắn liền với những bộ phim, vở kịch đình đám, cùng với đó là nhan sắc đẹp tựa nữ thần bao người say…
End of content
No more pages to load