Chính phủ đề xuất cho Bộ Công an được trích một phần từ khoản tiền xử phạt vi phạm giao thông để tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa lực lượng CSGT.
Báo cáo tiếp thu giải trình dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Ủy ban Thường vụ trình Quốc hội chiều 22/5 cho biết Chính phủ đề xuất khoản này được quản lý, sử dụng theo pháp luật về ngân sách nhà nước. Số tiền sẽ dùng phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị cho Cảnh sát giao thông.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng hàng năm Bộ Công an được Quốc hội phân bổ ngân sách theo hướng bố trí dự toán chi ngân sách từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính để tăng cường hoạt động đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, trình tự, thủ tục thực hiện việc bố trí ngân sách sách từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này còn nhiều khó khăn do chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ.
“Trên cơ sở ý kiến đề xuất của Chính phủ, tham khảo quy định tương tự tại Luật Thanh tra năm 2022, Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho bổ sung nội dung này”, báo cáo nêu.
Tại dự thảo hồi đầu tháng 3, Bộ Công an đề xuất lực lượng cảnh sát giao thông được trích không thấp hơn 70% khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước và không thấp hơn 30% tiền thu được từ đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách trung ương.
Tuy nhiên, dự thảo luật xin ý kiến tại phiên họp đại biểu Quốc hội chuyên trách (26-27/3) đã bỏ nội dung này. Dự thảo chỉ nêu việc huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Lực lượng cảnh sát giao thông làm việc tại một tuyến đường tại Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành
Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Yến Nhi không đồng tình với đề xuất này. “Công tác xử phạt vi phạm hành chính trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực đều phải tuân thủ theo Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tại sao lĩnh vực này lại có quy định riêng để trích phần trăm tiền xử phạt”, bà đặt câu hỏi.
Theo đại biểu tỉnh Bến Tre, quy định này không thống nhất với các chính sách, quy định chung và Luật Ngân sách nhà nước. Mặt khác, đề xuất này vô tình làm lực lượng cảnh sát giao thông bị “điều tiếng không hay”.
Đồng tình cần tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa cho cảnh sát giao thông, song nữ đại biểu nhìn nhận nhiều ngành lĩnh vực khác như môi trường, tài nguyên, quản lý thị trường cũng rất phức tạp, xảy ra nhiều hành vi vi phạm không riêng gì lĩnh vực giao thông. Vì vậy, bà đề nghị không quy định nội dung này tại dự thảo luật. Thay vào đó, cơ quan soạn thảo, thẩm tra nghiên cứu, sửa đổi trình tự thủ tục về bố trí ngân sách, tháo gỡ thỏa đáng để có nguồn bố trí cho lực lượng CSGT.
Đầu năm 2020, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an, phát đi thông báo giải thích việc phân bổ tiền phạt vi phạm giao thông. Theo đó năm 2007, để khắc phục tình trạng tai nạn giao thông tăng cao và hỗ trợ lực lượng chức năng mua sắm trang bị, phương tiện phục vụ công việc, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 89/2007 quy định tiền phạt vi phạm hành chính được phân bổ cho lực lượng chức năng.
Theo văn bản này, cảnh sát giao thông được giữ lại 70% số tiền xử phạt vi phạm giao thông; thanh tra giao thông vận tải (gồm cả trạm cân kiểm tra xe, Cảng vụ đường thủy nội địa) 10%; Ban an toàn giao thông tỉnh, thành phố 10%, 10% còn lại cho công an xã, phường, thị trấn.
Đến năm 2013, Thông tư 89/2007 hết hiệu lực và thay thế bằng Thông tư 153/2013, nêu rõ tiền thu phạt vi phạm hành chính nộp đầy đủ vào ngân sách nhà nước và điều tiết 100% cho ngân sách địa phương, HĐND cấp tỉnh quyết định. Riêng lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, việc điều tiết tiền thu phạt thực hiện theo sự hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Theo chương trình, dự luật sẽ được xem xét thông qua ngày 26/6.
News
Bác sĩ bảo có b-:ầu vẫn… được nhưng vợ nhất quyết không chịu, còn tách ra n-:gủ riêng. Một hôm đi làm về sớm nghe thấy tiếng k-:êu r-:ên “ư ử” trong phòng, vội mở cửa thì tôi c-:hết lặng khi phát hiện vợ đang… với cái…
Người đàn ông 31 tuổi đến bệnh viện khám do trầm cảm, giảm nhu cầu sinh lý do phải kìm nén ham muốn suốt ba tháng từ khi vợ mang thai. Bác sĩ Vũ Đức Công, Trung tâm Sức khỏe…
Chồng qua đời, tôi dùng luôn tài khoản lương hưu 10 triệu/tháng của ông để đi du lịch suốt 2 năm: Ngày trở về nghe con trai nói 1 câu mà tôi ân hận đến cuối đời
Chồng mắc bệnh rồi ‘đi xa’ năm tôi 59 tuổi. Sự mất mát quá lớn đã khiến tôi buồn rất lâu. Từ đó, tôi cũng nhận ra, cuộc đời rất ngắn ngủi, ngày hôm nay còn ở trên đời nhưng…
Cô là diễn viên nổi tiếng nhưng có cách nuôi con khác lạ: 12 t-uổi mới cho cai s-ữa, chỉ n-gủ riêng khi thấy con có phản ứng s-inh l-ý, nào ngờ 18 t-uổi gián tiếp đẩy con vào t-ù
Mỗi gia đình có một phương pháp giáo dục con khác nhau nhưng như mỹ nhân dưới đây thì có một không hai. Địch Oanh, tên ban đầu của cô là Lâm Diệu Hi. Sau đó cô đổi tên thành…
Cô là diễn viên nổi tiếng với vai diễn tên MÂY, nào ngờ ngoài đời từng bị vợ anh NÚI d-ằ-n m-ặ-t, suýt nữa thì đưa nhau ra t-o-à
Kim Oanh khẳng định không liên quan đến vụ việc của vợ chồng Xuân Bắc mâu thuẫn, dù trước đó, trong một clip, chị bị vợ Xuân Bắc chửi bới là “khốn nạn”. Ngày 15/10, chị Nguyễn Hồng Nhung, vợ…
Ông là NSND có 3 người con gái nhưng ai cũng lấy nghệ danh bằng họ của mẹ, lúc qua đời được NSND Xuân Bắc làm trưởng ban lễ tang khóc đỏ mắt đưa tiễn
Sáng 27/1, đông đảo nghệ sĩ, bạn bè và đồng nghiệp đã đến Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) để tiễn đưa NSND Trần Tiến – bố của Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi…
Cô chính là “nữ hoàng ảnh lịch” – mỹ nhân Hà thành nức tiếng một thời, U60 chỉ vì níu kéo tuổi thanh xuân mà chấp nhận PTTM, lúc lên phim truyền hình thì khán giả vô cùng h-ốt h-oảng
Trong tuổi thơ của nhiều thế hệ khán giả, NSND Lê Khanh chính là một tượng đài gắn liền với những bộ phim, vở kịch đình đám, cùng với đó là nhan sắc đẹp tựa nữ thần bao người say…
End of content
No more pages to load