Bà Công Thị Nghĩa không chỉ Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam mà bà còn là một nhà báo, một điệp viên. Tuy nhiên, danh hiệu Hoa hậu đã xô đẩy bà đến với những sóng gió mà chính bà không thể ngờ tới.
Cuộc thi sắc đẹp năm 1955 được tổ chức ở miền Nam Việt Nam nhân lễ kỉ niệm Hai Bà Trưng được coi là cuộc thi hoa hậu đầu tiên của Việt Nam. Người đăng quang ngôi vị cao nhất là bà Công Thị Nghĩa, khi ấy mới 23 tuổi. Phía sau danh hiệu hoa hậu đầu tiên của Việt Nam là một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn với cuộc đời thăng trầm hơn nửa đời gửi nơi xứ người.
25 tuổi bị mang mác “chửa hoang”
Bà Công Thị Nghĩa sinh năm 1932 trong trong một gia đình tiểu tư sản ở làng hoa Ngọc Hồi, Hà Nội và là chị cả trong gia đình có ba chị em. Bà vốn dòng dõi họ Ông, tổ tiên là Ông Nghĩa Đạt đã đỗ Bảng nhãn và làm quan tới chức Phó Đô Ngự sử dưới thời vua Lê Thánh Tông. Hiện vẫn còn văn bia đề tên vị Bảng nhãn này tại Quốc Tử Giám. Về sau vua Tự Đức đổi họ Ông thành họ Công. Công Thị Nghĩa theo gia đình di cư vào Nam năm 1942.
Nhan sắc ấn tượng của bà Công Thị Nghĩa
Năm 1950, khi mới 18 tuổi, bà tham gia hoạt động Việt Minh, trở thành một thành viên của tổ điệp báo hoạt động ở nội thành Sài Gòn – Gia Định, lấy bí danh Tư Nghĩa. Năm 1952, bà bị thực dân Pháp bắt và giam giữ, phải chịu đủ loại cực hình tra tấn. Về sau bà bị chuyển về khám lớn Sài Gòn, địa điểm nay là thư viện tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1953, bà được luật sư Nguyễn Hữu Thọ biện hộ và được xử trắng án.
Rời khỏi cảnh ngục tù, Công Thị Nghĩa theo nghề ký giả, lấy nhiều bút danh để viết báo, truyện ngắn, thơ… trong đó có Thu Trang, bút danh gắn liền với bà cho đến hiện tại. Rất tình cờ, khi Thu Trang được giao đi lấy tin về cuộc thi hoa hậu năm 1955, một số người quen đã khuyên bà tham gia. Không ai có thể ngờ cô ký giả Thu Trang chỉ “tham gia cho vui” nhưng lại đoạt luôn vương miện. Bước ngoặt đó đã làm thay đổi cả cuộc đời bà.
Sau khi đăng quang, Hoa hậu Thu Trang khi đó có sức hút rất lớn với công chúng. Bà được giới nghệ sĩ, điện ảnh và người hâm mộ săn đón rất nhiều. Năm 1957, Thu Trang được mời tham gia bộ phim thứ hai mang tên “Lục Vân Tiên” của đạo diễn Tống Ngọc Hạp. Ông vừa là đạo diễn vừa sáng tác nhạc cho phim, vừa tham gia đóng phim. Phim “Lục Vân Tiên” được đề cử mang đi dự Liên hoan phim châu Á 1957, rồi mang đi giới thiệu qua nhiều quốc gia khác như một cách quảng bá, thi thố điện ảnh Việt với thế giới.
Thu Trang đoạt giải hoa hậu trong cuộc thi sắc đẹp đầu tiên của Việt Nam.
Năm 1957 là một năm vinh quang và cả đau đớn với Thu Trang. 25 tuổi, bà ngã vào vòng tay đạo diễn Hạp. Sau này, bà viết trong hồi ký: “Tới tuổi 25, tôi mới thành đàn bà trong hoàn cảnh bi thảm, bị dụ vào những tình huống mà tôi cảm nhận là mình đã không thể tránh.
Khi người đàn ông đam mê, nên dễ bị say trong nỗi cuồng điên man dại? Hay chính tôi là một đối tượng có những nét gì khó gần, quá giữ gìn, càng gây kích thích trong sự phải chiếm đoạt, phải chinh phục do tự ái của đàn ông tính, pha lẫn với ít nhiều tưởng tượng là tình yêu?
Ngang trái thay, tôi đã không biết abc gì trên phương diện tình dục . Tôi có thai ngay trong tháng đầu tại Tokyo…”.
Đó là mối tình sai lầm và ngang trái, vì đạo diễn Tống Ngọc Hạp khi đó đã có vợ con. Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi về chuyện này, bà Thu Trang giãi bày: “Tình bạn giữa chúng tôi có từ khi gặp gỡ nhau trên quan niệm văn nghệ, lúc bấy giờ tôi đang giữ trang Phụ Nữ cho tờ Lẽ Sống. Ông Hạp đã hiểu biết tôi qua những bài vở của tôi. Từ tình bạn đến tình yêu cũng không bao xa…”.
Bà cũng chia sẻ rất thẳng thắn rằng: “Tôi biết ông ấy có gia đình nhưng theo lời ông thì vợ chồng ông đang ở trong thời kỳ ly thân, hai người đang xúc tiến đến việc ly dị, trước khi ông quen biết tôi… Ngay khi ở Sài Gòn (lúc chưa sang Nhật – PV), ông Hạp cho tôi biết ông không thể ly dị một cách hợp pháp, vì ông không có hôn thú.
Ông ấy đã giải quyết việc trả tự do cho nhau bằng sự thỏa thuận giữa vợ chồng ông. Hình như hai người có làm giấy với nhau, ông Hạp cho bà Nguyệt hết cả nhà cửa tiền bạc. Như thế tất nhiên trên phương diện pháp lý ông ta là người… hoàn toàn tự do”.
Tin lời người tình, nàng Hoa hậu chưa từng nếm mùi trái cấm sa ngã vào cuộc tình ngang trái. Ở Nhật, đạo diễn Hạp ngỏ lời cầu hôn bà và viết thư xin phép đằng gái.
Bà kể lại: “Thân phụ tôi có trả lời và bắt buộc là song thân ông Hạp đứng làm chủ hôn mới được. Nhưng vì lý do phải hoàn thành cho xong cuốn phim, nên tôi kẹt ở lại Nhật lâu. Và cũng vì tin lời ông Hạp đã li dị xong, tất nhiên không có gì trở ngại nữa thì sự thành hôn ở đâu cũng được. Hơn nữa, tôi có ý ở lại bên Nhật ít lâu để học thêm về điện ảnh”.
Cuộc đời mới kiêu hãnh nơi trời Tây
Sau khi trở thành Hoa hậu, Thu Trang tạo ra sức hút rất lớn với công chúng. Bà đã bước chân vào điện ảnh với các vai diễn trong phim “Chúng tôi muốn sống” (đạo diễn Vĩnh Noãn), vào vai Kiều Nguyệt Nga trong phim “Lục Vân Tiên” năm 1957 của đạo diễn Tống Ngọc Hạp.Phim “Lục Vân Tiên” được đề cử mang đi dự Liên hoan phim châu Á 1957 rồi mang đi giới thiệu qua nhiều quốc gia khác như một cách quảng bá, thi thố điện ảnh Việt với thế giới.Toàn bộ hậu kỳ của phim phải làm ở Nhật trong thời gian dài. Do thiếu kinh phí, đoàn từ bốn người đã rút lại còn hai người: Thu Trang và đạo diễn Tống Ngọc Hạp.
Lần đầu tiên Việt Nam mang phim dự liên hoan và giới thiệu, những cuộc ra mắt liên tục khắp nơi, Thu Trang và đạo diễn Hạp sóng đôi xuất hiện trên báo chí như hình với bóng, không chỉ trên báo chí hay trong phim, cả cuộc sống thường nhật nơi đất khách cũng thế… Gần một tháng ở Nhật cùng với đạo diễn Tống Ngọc Hạp, lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, giữa bà và đạo diễn nảy sinh tình cảm. Sau đó bà có thai.
Bà viết trong hồi ký: “Tới tuổi 25, tôi mới thành đàn bà trong hoàn cảnh bi thảm, bị dụ vào những tình huống mà tôi cảm nhận là mình đã không thể tránh. Ngang trái thay, tôi đã không biết gì trên phương diện tình dục. Tôi có thai ngay trong tháng đầu tại Tokyo…”.
Trở về Việt Nam vào mùa thu 1957, bà bị sốc nặng, vì đón mình ở sân bay là một đám đông cuồng nộ trong khi bà đã gần đến ngày sinh nở. Đơn giản, đạo diễn Tống Ngọc Hạp đã có vợ và con nên tất nhiên không có đám cưới nào diễn ra. Mặc cho điều đó, bà quyết định làm mẹ đơn thân, đặt tên con trai theo họ cha – Tống Ngọc Vân Tiên để kỷ niệm tình yêu đầu đầy bi kịch của mình và đến nay cũng chưa bao giờ buông lời trách móc hay đòi hỏi trách nhiệm gì từ đạo diễn Hạp.
Dù lâm vào tình cảnh “không chồng mà chửa”, bị người hâm mộ quay lưng nhưng không vì vậy mà sức quyến rũ của bà xoay chuyển. Có chuyện đồn rằng, một trong những người đàn ông rất nổi tiếng mê đắm bà đến “quên ăn quên ngủ” chính là thi sĩ Bùi Giáng. Giới văn nghệ sĩ ở Sài Gòn đoán chắc câu thơ đầy lạ lùng và nổi tiếng của Bùi Giáng trong bài thơ Mắt buồn là: “Còn hai con mắt, khóc người một con” là viết về Công Thị Nghĩa. Bài thơ này sau đó được cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phổ thành ca khúc “Con mắt còn lại”.
Năm 1961, bà Thu Trang nhận được lời mời sang Pháp tham gia ngành điện ảnh và quyết định chuyển đến đất nước này sinh sống. Tuy nhiên tại Pháp, bà không đóng phim nữa mà quay lại với con đường tri thức. Bà thi cao học chuyên ngành lịch sử và triết học thuộc trường Đại học Sorbonne. Bà phải vừa đi học vừa làm gia sư, thông dịch viên tiếng Anh để chi trả sinh hoạt phí cho hai mẹ con.
Bà đã bảo vệ luận án tiến sĩ sử học với đề tài “Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp” tại Đại học Paris VII năm 1978. Với việc sớm được tiếp cận kho lưu trữ của Bộ Thuộc địa, bà đã có những nghiên cứu rất giá trị về Nguyễn Ái Quốc và Phan Chu Trinh trong giai đoạn ở Pháp, được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trích dẫn. “Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp 1917- 1923” được xuất bản tại Việt Nam năm 1989 là một trong những đầu sách đáng chú ý của Tiến sĩ Thu Trang Gaspard – Hoa hậu Công Thị Nghĩa.
Bà Công Thị Nghĩa là một nhà nghiên cứu lịch sử.
Trong thời gian theo học, bà đã kết thân với nhóm sinh viên Việt và Pháp ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ tại Việt Nam. Bà miệt mài đóng góp cho những hoạt động của người Việt tại Pháp, hỗ trợ giúp đỡ du học sinh. Bà cũng thường xuyên giao lưu với các trí thức lớn của Việt Nam mỗi khi họ có dịp qua Pháp. Không chỉ nghiên cứu sử học, bà còn tiếp tục viết thơ, truyện, hồi ký, xuất bản nhiều sách và năm 1990, được bình chọn là một trong 100 nhà thơ Việt Nam được yêu mến của thế kỷ 20.