Dự kiến từ 1/7, bảng lương giáo viên dự kiến mức cao nhất sẽ vượt mức 12.204.000 đồng/tháng như hiện nay.

Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 1/7.

Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nêu rõ, khi thực hiện cải cách tiền lương thì giáo viên được xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Chi tiết bảng lương giáo viên trước và sau cải cách tiền lương từ 1/7 - 1Bảng lương giáo viên dự kiến mức cao nhất sẽ vượt mức 12.204.000 đồng/tháng như hiện nay (Ảnh minh họa: DT).
Bảng lương giáo viên hiện nay

Hiện nay, mức lương của viên chức giáo viên được tính theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV, cụ thể: Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó, mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng (căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP).

Theo cách tính trên thì tiền lương (chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác) của giáo viên thấp nhất hiện nay là 3.780.000 đồng/tháng, cao nhất là 12.204.000 đồng/tháng.

Cụ thể, bảng lương giáo viên được áp dụng đến 30/6/2024 như sau:
Chi tiết bảng lương giáo viên trước và sau cải cách tiền lương từ 1/7 - 2Bảng lương giáo viên mầm non.
Chi tiết bảng lương giáo viên trước và sau cải cách tiền lương từ 1/7 - 3

Bảng lương giáo viên tiểu học.
Chi tiết bảng lương giáo viên trước và sau cải cách tiền lương từ 1/7 - 4Bảng lương giáo viên THCS.
Chi tiết bảng lương giáo viên trước và sau cải cách tiền lương từ 1/7 - 5Bảng lương giáo viên THPT.
Bảng lương mới của giáo viên từ ngày 1/7

Hiện nay, mặc dù vẫn chưa có bảng lương mới chính thức cho giáo viên các cấp áp dụng từ ngày 1/7. Tuy nhiên, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã đề cập rõ ràng đến việc xây dựng bảng lương cho viên chức giáo viên.

Cụ thể, nghị quyết đề xuất xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.

Mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức sẽ có nhiều bậc lương.

Ngoài ra, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng đưa ra nội dung cải cách về việc xây dựng và ban hành hệ thống bảng lương mới đối với viên chức dựa trên vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, thay thế cho hệ thống bảng lương hiện hành.

Quá trình chuyển xếp lương cũ sang lương mới sẽ đảm bảo rằng không có mức lương nào thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Chính sách tiền lương mới sẽ giúp nâng cao mức sống và điều kiện làm việc của giáo viên, đồng thời khuyến khích họ nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ…

Cơ cấu tiền lương mới cho viên chức sẽ bao gồm: Lương cơ bản chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương; Các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương; Bổ sung tiền thưởng với quỹ tiền thưởng chiếm khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.

Như vậy, từ ngày 1/7 khi thực hiện cải cách tiền lương, toàn bộ bảng lương giáo viên mới sẽ được thiết kế với cơ cấu tiền lương như sau: Lương giáo viên = Lương cơ bản (70%) + Phụ cấp (30%) (nếu có)

Trong đó, lương cơ bản là phần lương chính (chiếm 70% tổng quỹ lương); Phụ cấp (chiếm 30% tổng quỹ lương) gồm các khoản phụ cấp theo nghề và phụ cấp đặc thù khác, tùy thuộc vào điều kiện lao động và tính chất công việc của giáo viên.

Ngoài ra, theo Nghị quyết 27-NQ/TW cũng sẽ bổ sung tiền thưởng với quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.

Điều này có nghĩa là giáo viên sẽ có thêm một phần thu nhập từ các khoản thưởng, tạo động lực và khuyến khích họ nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng giảng dạy.

Như vậy, dự kiến từ ngày 1/7 khi thực hiện cải cách tiền lương thì tiền lương giáo viên sẽ tăng. Do đó, bảng lương giáo viên dự kiến mức cao nhất sẽ vượt mức 12.204.000 đồng/đồng như hiện nay.