Bài viết là lời chia sẻ của Tam Quân, sinh sống tại Vũ Hán (Trung Quốc). Sau khi đăng tải trên Toutiao, câu chuyện của anh đã nhận được sự quan tâm đông đảo. 

***

Mười lăm năm sau khi tốt nghiệp, thời gian trôi qua thật nhanh, chỉ trong chớp mắt, chúng tôi đã thay đổi nhiều, từ những thiếu niên có khuôn mặt trẻ thơ trở thành những người trung niên đầy thăng trầm của cuộc đời.

Mười lăm năm trước, chúng tôi vẫn còn là những học sinh cấp 3. Chúng tôi có tuổi trẻ đầy khát khao và kỳ vọng vào tương lai. Dù bây giờ đã bước vào xã hội nhưng chúng tôi vẫn luôn nhớ về những kỷ niệm thời còn đi học.

Hai tuần trước, lớp trưởng Minh Nhiên đã gửi một tin nhắn vào nhóm lớp rằng sẽ tổ chức họp mặt. Thật tuyệt vời, chúng tôi đều nhất trí ý kiến. Lớp tôi có 30 người, nhưng hôm đó chỉ 22 người tham gia, số còn lại bận việc cá nhân.

Tại nhà hàng hôm ấy, chúng tôi đã tâm sự đủ thứ chuyện, từ kỷ niệm ngày xưa đến cuộc sống hiện tại. Tôi cảm thấy ấm áp vô cùng trong lòng, dường như những bạn học năm xưa không thay đổi nhiều, vẫn vui vẻ, vô tư như ngày nào.

Họp lớp cấp 3, lớp trưởng bế theo cả con trai mới sinh 2 tháng tuổi: Cả lớp ái ngại nhìn nhau vì phải tặng quà, cứ như đang đi ăn đầy tháng vậy!- Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

 Lớp trưởng hỏi vay tiền… 

Tuy nhiên khi bữa ăn kéo dài được một nửa, vợ của Minh Nhiên đến, trên tay là đứa trẻ mới chỉ 2 tháng. Minh Nhiên hào hứng giới thiệu vợ con, không quên câu nói nửa đùa nửa thật: “Con gái tôi mới được tổ chức đầy tháng, hôm đó lu bù quá nên tôi không mời mọi người đến dự, nay bù nhé”. Chúng tôi chỉ biết nhìn nhau cười gượng. Mọi sự tập trung đều đổ dồn vào đứa bé. Lần lượt từng người rút chút tiền mừng em bé để bé “man ăn chóng lớn”.

Trong bữa ăn, Minh Nhiên còn hồn nhiên hỏi vay tiền chúng tôi. Cậu ấy tâm sự, sau dịch COVID-19, công việc không còn tốt nữa, 2 vợ chồng lại mới sinh con thứ ba nên áp lực chuyện tiền bạc. Cậu ấy muốn vay mỗi người vài chục triệu đồng để có thể mở công ty, làm lại từ đầu.

Không khí tự nhiên chùng xuống, Bối Bối nói: “Mình cũng không có sẵn tiền tiết kiệm, cậu thông cảm nhé”. Tôi cũng từ chối khéo vì cũng không dư dả. Còn nếu cho Minh Nhiên vay thì không biết đến khi nào mới đòi được, có khi mất cả tiền lẫn bạn. Một vài người trong lớp cho cậu ấy vay, người 5 triệu đồng, người 10 triệu đồng là cùng.

Buổi họp lớp kết thúc vội vàng đến mức chúng tôi đều không còn hứng thú tiếp tục uống rượu và trò chuyện. Tôi chỉ muốn về nhà thật nhanh và phàn nàn với vợ. Buổi họp lớp là dịp để bạn bè hội ngộ, không ai ngờ Minh Nhiên còn mang theo con gái nhỏ đi, rồi còn vay tiền mọi người.

Họp lớp cấp 3, lớp trưởng bế theo cả con trai mới sinh 2 tháng tuổi: Cả lớp ái ngại nhìn nhau vì phải tặng quà, cứ như đang đi ăn đầy tháng vậy!- Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Sau buổi họp lớp, tôi cũng nhận ra nhiều sự thật đáng suy ngẫm.

1. Khuôn mặt của các bạn cùng lớp không còn trẻ

Khi gặp lại nhau, điều đầu tiên đập vào mắt tôi là những khuôn mặt có quen thuộc và cũng có xa lạ. Dù vẫn có thể nhận ra nhau nhưng khi nhìn kỹ, chúng tôi thấy các bạn cùng lớp của mình có bề ngoài không còn trẻ nữa. Nhiều người đã xuất hiện các nếp nhăn và vết nám trên khuôn mặt, tóc của họ ngày càng mỏng đi, có người xuất hiện nhiều tóc bạc nhuốm màu thời gian.

Điều này khiến chúng ta cảm thấy rất buồn vì phải thừa nhận rằng mình không còn trẻ nữa và tuổi trẻ đã trôi qua mãi mãi.

2. Cuộc sống của nhiều người không suôn sẻ

Khi còn học cấp 2, chúng ta luôn cảm thấy tương lai có vô số khả năng và cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, sau mấy chục năm miệt mài làm việc, chúng tôi nhận thấy cuộc sống của mỗi người không suôn sẻ như trong suy nghĩ.

Chẳng hạn như Ngô Lục tóc đã bạc mà mới đây mất việc, chưa tìm được công việc mới. Hay Ngọc Ngọc từng là hoa khôi của trường đã ly hôn chồng, hiện vất vả nuôi 2 người con. Còn Tiểu Lệ mắc bệnh hiểm nghèo, đang trong thời gian điều trị.

Điều này khiến chúng ta cảm thấy rất buồn vì những khó khăn, thất bại khiến chúng ta nhận ra rằng cuộc sống không hề dễ dàng.

3. Một số người đã trở nên rất kỳ lạ

Ngoài những thay đổi về ngoại hình, chúng tôi còn nhận thấy một số bạn học đã trở nên rất kỳ lạ, không còn như trước. Những người này từng là bạn thân của tôi thời Trung học cơ sở, nhưng theo thời gian, họ trở xa lạ, không còn trò chuyện thoải mái và thân mật.

Tôi thấy được rằng, giờ mỗi người đều có những trải nghiệm và quan điểm sống khác nhau, Nó có thể không phù hợp với tôi nữa, chứ mối bận tâm không chỉ còn là điểm số, bài kiểm tra như thời còn đi học.

Điều này khiến tôi có chút đau lòng vì phải chấp nhận sự thật rằng thời gian trôi qua, khoảng cách giữa tôi và các bạn ngày càng xa cách.