Tôi cảm thấy rất buồn, ngày nào cũng cẩn thận từng ly từng tí một, muốn làm chuyện gì đó cũng sợ phiền hà, có lúc hút thuốc cũng phải trốn mà hút, sợ con dâu ngửi thấy mùi, muốn uống rượu cũng chỉ dám ở trong phòng riêng uống một mình, ban đêm đi vệ sinh cũng không dám bật đèn, chỉ tự mình chống gậy mò mẫm đi.
Ngoài những chuyện đó ra thì vấn đề lớn nhất giữa chúng tôi chính là thiếu đi sự giao tiếp. Bố con tôi không có chủ đề chung gì để nói. Ngày nào cũng vậy, bất kể là lúc ăn cơm hay xem tivi, cả nhà cùng ngồi chung với nhau, ấy thế nhưng lại chẳng biết nói với nhau câu gì, những câu được nói nhiều nhất là “Có khó chịu ở đâu không?”, “Hôm nay ăn món gì?”, “Ngủ sớm nhé!”.
Không dưới một lần tôi nghĩ đến việc bỏ đi, muốn con dâu đưa tôi về quê cũ hoặc đưa đến viện dưỡng lão, như vậy sẽ không còn làm phiền đến hai mẹ con, tôi cũng có thể sống thoải mái tự nhiên hơn chút. Thế nhưng con dâu tôi không đồng ý, nhất quyết đòi chăm sóc phụng dưỡng tôi, muốn làm tròn trách nhiệm của một người con dâu. Nó nói tôi sống một mình sẽ rất bất tiện, gửi đến viện dưỡng lão thì không yên tâm, tôi thật sự không biết đó chỉ là những lời khách sáo hay thật lòng nữa, chỉ là chưa bao giờ con dâu đưa tôi về quê cả, chúng tôi cứ thế sống chung nhà hơn một năm.
Cuối cùng, một năm sau, con dâu tôi cũng không chịu nổi những ngày tháng như vậy nữa. Sau khi tôi chủ động đề nghị muốn được về quê, lần đầu tiên con dâu không từ chối mà gật đầu rồi hỏi lại tôi: “Bố, liệu về quê sống có ổn thật không? Ở quê không thể nào tìm được người giúp việc, con nghĩ nếu được thì bố nên vào ở viện dưỡng lão, như thế ít nhất tuần nào con cũng chạy qua thăm bố được”.
Tôi cười lắc đầu, ở viện dưỡng lão chắc chắn tiêu tốn tiền, chẳng thà về quê ở, ở quê tôi cũng có khu dành cho người già neo đơn sinh sống, nếu muốn thì tôi có thể ở đó, chắc chắn sẽ rẻ hơn ở thành phố. Con dâu không còn phản đối nữa, nó còn nói sẽ về quê hỏi thăm tình hình, nếu yên tâm thì mới đưa tôi quay về. Con dâu vẫn còn lo lắng nói với tôi: “Thật sự con không muốn bố về quê, con sợ mọi người bàn tán chồng không còn nữa, đứa con dâu này liền đuổi bố đi, không chịu chăm sóc bố, rồi bị người ta đâm chọt sau lưng”.
Tất nhiên tôi hiểu nỗi lo lắng đó, liền khuyên con dâu an tâm, về quê nếu như có ai nói ra nói vào, tôi sẽ là người đầu tiên phản đối. Con dâu không nói gì nữa, cứ như vậy chuyện của tôi đã bàn xong, tôi sẽ về quê sống một thời gian, chuyện đến viện dưỡng lão ở tạm gác lại, nếu sau này sống không tiện thì lại nói sau. Trong lòng tôi chỉ còn một nỗi lo lắng, tuy rằng có thể về quê cũ là chuyện tốt, thế nhưng tôi sợ dần dần tôi sẽ mất liên lạc với con dâu và cháu nội. Con trai tôi đã mất, giờ tôi cũng rời khỏi đây, sợ rằng sau này cháu nội cũng chẳng về quê nữa, mạch nhà tôi coi như dầu cạn đèn tắt. Trước mắt chỉ hy vọng tôi có thể tự mình sống tốt ở quê, con cháu cũng về chơi nhiều nhiều là vui rồi.
Ảnh minh họa
Ngày con dâu đưa tôi trở lại, bạn bè cũ trong thôn đều đến, ai ai cũng tay bắt mặt mừng. Nhìn ngôi nhà cũ trong lòng tôi dâng lên rất nhiều cảm xúc khó tả. Tôi không cần con dâu đỡ, tự mình chống gậy đi vào trong. Con dâu và cháu trai giúp tôi dọn dẹp nhà cửa một lượt, đổi hết chăn ga trong nhà thành cái mới, quét dọn trong ngoài nhà sạch sẽ. Ngày hôm sau, con dâu lại tất bật đi sắp xếp đồ đạc trong nhà, lắp một chiếc camera giám sát, tìm người đến thay bồn vệ sinh thành kiểu như trong thành phố, còn lắp thêm cả tay vịn cho tôi dễ sử dụng. Nó còn muốn lắp điều hoà cho tôi nhưng tôi không cho, tôi sợ tốn tiền, bình thường dùng quạt điện là đủ rồi.
Cứ như vậy, hai mẹ con ở lại đây 3 hôm, sắp xếp hết mọi thứ trong nhà xong mới quay trở lại thành phố. Trước khi đi con dâu để một chiếc túi trên bàn, bảo tôi nhớ mở ra xem, sau đó lái xe đi. Tôi mở chiếc túi đó ra mà ngơ ngác. Trong túi có vài bộ quần áo mới cùng với một phong bì tiền dày cộp, tôi mở phong bì ra đếm, cọc tiền trong đó phải gần 200 triệu. Tôi hốt hoảng gọi điện cho con dâu hỏi đưa tiền cho tôi làm gì, con dâu nói qua điện thoại:
“Con sợ bố lo sau này con không đến thăm bố nữa, chỗ tiền đó bố cứ cầm cho yên tâm, dù sao để bố sống một mình con cũng tự trách mình nhiều lắm, con biếu bố chút tiền cũng để con yên lòng hơn. Tiền bố cứ giữ, bố muốn ăn gì thì mua, đừng quá tiết kiệm”.
Tôi từ chối mấy lần liền nhưng con dâu kiên quyết không nhận lại, trong phút chốc tôi khóc như mưa, con dâu làm đến như vậy rồi, tôi chẳng có lý gì mà trách nó nữa.
Sau đó, tôi bắt đầu cuộc sống một mình ở quê. Tuy rằng mới đầu mọi thứ khá khó khăn, nấu bữa cơm thôi cũng mệt bở hơi tai, thế nhưng so với cuộc sống ngày trước đúng là dễ thở hơn rất nhiều, bởi dù sao tôi cũng già rồi, chỉ cần mỗi bữa ăn no, quần áo mặc đủ ấm là xong.
Con dâu lắp chiếc camera đó cũng là để có thể quan sát tình hình của tôi mọi lúc, có một hôm buổi chiều tôi ngủ quên ngoài sân, lúc tỉnh dậy thì trời đã tối, thế là con dâu cứ ở trong camera liên tục gọi tôi đến khi tôi trả lời mới thôi, chắc nó sợ tôi xảy ra chuyện gì đó nên mới hốt hoảng như vậy.
Tất cả những gì con dâu làm cho tôi sự ấm áp cực kì to lớn, có người con dâu như vậy tôi thực sự rất an tâm, cho dù sau này nó không chăm tôi nữa thì tôi cũng không một lời oán thán, dù sao con dâu cũng đã nỗ lực làm hết những gì có thể làm rồi, thay con trai chăm sóc ông lão như tôi, làm sao mà tôi không thấy hạnh phúc được đây?
Chỉ mong tôi khoẻ mạnh, bình an, không gây thêm rắc rối cho con cháu, để con cháu yên tâm làm việc, vậy là đủ rồi.
News
Bác sĩ bảo có b-:ầu vẫn… được nhưng vợ nhất quyết không chịu, còn tách ra n-:gủ riêng. Một hôm đi làm về sớm nghe thấy tiếng k-:êu r-:ên “ư ử” trong phòng, vội mở cửa thì tôi c-:hết lặng khi phát hiện vợ đang… với cái…
Người đàn ông 31 tuổi đến bệnh viện khám do trầm cảm, giảm nhu cầu sinh lý do phải kìm nén ham muốn suốt ba tháng từ khi vợ mang thai. Bác sĩ Vũ Đức Công, Trung tâm Sức khỏe…
Chồng qua đời, tôi dùng luôn tài khoản lương hưu 10 triệu/tháng của ông để đi du lịch suốt 2 năm: Ngày trở về nghe con trai nói 1 câu mà tôi ân hận đến cuối đời
Chồng mắc bệnh rồi ‘đi xa’ năm tôi 59 tuổi. Sự mất mát quá lớn đã khiến tôi buồn rất lâu. Từ đó, tôi cũng nhận ra, cuộc đời rất ngắn ngủi, ngày hôm nay còn ở trên đời nhưng…
Cô là diễn viên nổi tiếng nhưng có cách nuôi con khác lạ: 12 t-uổi mới cho cai s-ữa, chỉ n-gủ riêng khi thấy con có phản ứng s-inh l-ý, nào ngờ 18 t-uổi gián tiếp đẩy con vào t-ù
Mỗi gia đình có một phương pháp giáo dục con khác nhau nhưng như mỹ nhân dưới đây thì có một không hai. Địch Oanh, tên ban đầu của cô là Lâm Diệu Hi. Sau đó cô đổi tên thành…
Cô là diễn viên nổi tiếng với vai diễn tên MÂY, nào ngờ ngoài đời từng bị vợ anh NÚI d-ằ-n m-ặ-t, suýt nữa thì đưa nhau ra t-o-à
Kim Oanh khẳng định không liên quan đến vụ việc của vợ chồng Xuân Bắc mâu thuẫn, dù trước đó, trong một clip, chị bị vợ Xuân Bắc chửi bới là “khốn nạn”. Ngày 15/10, chị Nguyễn Hồng Nhung, vợ…
Ông là NSND có 3 người con gái nhưng ai cũng lấy nghệ danh bằng họ của mẹ, lúc qua đời được NSND Xuân Bắc làm trưởng ban lễ tang khóc đỏ mắt đưa tiễn
Sáng 27/1, đông đảo nghệ sĩ, bạn bè và đồng nghiệp đã đến Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) để tiễn đưa NSND Trần Tiến – bố của Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi…
Cô chính là “nữ hoàng ảnh lịch” – mỹ nhân Hà thành nức tiếng một thời, U60 chỉ vì níu kéo tuổi thanh xuân mà chấp nhận PTTM, lúc lên phim truyền hình thì khán giả vô cùng h-ốt h-oảng
Trong tuổi thơ của nhiều thế hệ khán giả, NSND Lê Khanh chính là một tượng đài gắn liền với những bộ phim, vở kịch đình đám, cùng với đó là nhan sắc đẹp tựa nữ thần bao người say…
End of content
No more pages to load